CON LÌ LỢM PHỤ HUYNH NÊN GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

CON LÌ LỢM PHỤ HUYNH NÊN GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

Trong quá trình nuôi dạy con, có không ít những lần trẻ lì lợm khiến cho ba mẹ không biết phải giải quyết vấn đề đó như thế nào sao cho hợp lý khi gặp phải tình huống đó. Và điều đó cũng khiến cho ba mẹ trở nên khó khăn trên chặng hành trình nuôi dạy con. Câu hỏi đặt ra rằng “con lì lợm phụ huynh nên giải quyết như thế nào?” Để giải quyết được vấn đề đó một cách đúng đắn, ba mẹ hãy cùng theo dõi những chia sẻ bên dưới đây mà Pantado sắp tới sẽ cung cấp cho ba mẹ nhé!

 

1. Tâm lý của trẻ nhỏ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của chúng? 

Ở trẻ nhỏ đặc biệt trong giai đoạn từ 5 - 15 tuổi lúc này sự chuyển giao về mặt tính cách, nhận thức cũng như việc nhận thức phát triển mạnh mẽ. Lúc này trẻ đã bắt đầu biết thể hiện quan điểm cá nhân của bản thân, chúng biết nói lời yêu, ghét, điều này được thể hiện qua hành động của chúng. Bên cạnh đó trẻ cũng hình thành trí tưởng tượng phong phú, thông qua các câu chuyện cổ tích, phim hoạt hình, con có thể mường tượng ra chính thế giới của mình. 

2. Đâu là nguyên nhân khiến trẻ trở lên lì lợm?

Nguyên nhân khiến trẻ trở lên lì lợm có thể là do yếu tố môi trường sống của trẻ. Mặt khác, càng lớn trẻ lại càng bộc lộ những tính cách riêng, trong đó sự lì lợm là tính cách phổ biến ở trẻ. Dưới đây là một vài nguyên nhân cơ bản làm cho trẻ trở nên lì lợm mà ba mẹ có thể dễ nhận thấy nhất.

2.1. Môi trường sống

Môi trường sống ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển và hình thành nhân cách, tính cách của trẻ. Một ví dụ đơn giản như trong môi trường có nhiều người có tính cách ương bướng, lì lợm ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, khiến chúng cũng có thiên hướng trở thành những đứa trẻ ngỗ ngược, bướng bỉnh, gan lì khi được sống. Việc ba mẹ nên làm đó là giúp con tránh khỏi các mối quan hệ độc hại và tạo điều kiện cho con sống trong môi trường văn minh nhất.
 
2.2. Phương pháp giáo dục của ba mẹ
 
Trên thực tế, ít nhiều thì phương pháp giáo dục trẻ cũng ảnh hưởng một phần đến sự phát triển của trẻ. Một điều nhỏ một phần cũng là vì guồng quay cuộc sống với nhiều thứ phải lo toan nên nhiều khi ba mẹ thường gửi con cho ông bà, người giúp việc mà ít quan tâm tới con. Chính điều này đã dần dần hình thành nên cho trẻ những tính cách bướng bỉnh.
Mặt khác, trẻ nhỏ vốn chưa thể ý thức được điều gì đúng điều gì sai. Nếu con được sống trong môi trường mà ở đó mọi người luôn chiều theo ý con vô điều kiện thì lâu dần con rất dễ sinh hư, luôn muốn mọi việc phải theo ý mình.
 
2.3. Tính cách của bé
 
Có một thực tế là rất nhiều trẻ sinh ra đã mang trong mình tính cách bướng bỉnh, lì lợm. Tính cách này của con càng lớn sẽ càng được bộc lộ rõ hơn thông qua các lời nói, hành động, cử chỉ của trẻ. 

3. Vậy làm thế nào để dạy những đứa trẻ lì lợm?

3.1. Yêu thương con đúng cách

Điều cần thiết khi dạy trẻ lì lợm đó là dành nhiều tình yêu cho con, đôi khi đơn giản là những cái ôm, cùng con vui chơi, đọc truyện, cũng sẽ giúp yên tâm hơn và không trở lên lì lợm, ương bướng.
 
3.2. Đồng hành cùng con
 
Việc dành thời gian để đồng hành cùng con cũng sẽ giúp tình cảm được gắn kết và khiến con có xu hướng nghe lời bố mẹ nhiều hơn.

3.3. Động viên khen ngợi con đúng lúc
 
Việc sử dụng những lời động viên khen ngợi con đúng lúc là một cách nuôi dạy con thông minh. Bằng việc làm này, ba mẹ hãy dành cho con những lời động viên, những món quà khen thưởng khi con làm tốt một việc gì đó hoặc đơn giản là con biết nghe lời. 

3.4. Không ép buộc trẻ làm những điều chúng không thích

Không ai là muốn mình phải áp đặt theo ý kiến người khác. Ba mẹ không nên áp đặt cuộc sống con theo suy nghĩ của bản thân. Hãy tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu con. Với những trẻ lì lợm con thường thích nổi loạn nếu lúc này mẹ ép con làm 1 việc mà con không thích thì khả năng cao con sẽ làm điều ngược lại.

Hãy yêu thương và đồng hành hành cùng con theo những cách riêng của ba mẹ sẽ giúp đứa trẻ trở nên tự tin và hạnh phúc hơn ba mẹ nhé! Chỉ có như vậy mới khiến cho tâm hồn trẻ thơ trở nên hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Xem thêm: Bé học tiếng Anh trực tuyến