CÁCH PHÒNG TRẺ BỊ CẢM LẠNH MÙA ĐÔNG NHƯ THẾ NÀO?
Cảnh lạnh là bệnh thường thấy vào mùa đông đối với trẻ nhỏ, được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, bắt nguồn từ bệnh viêm đường hô hấp. Vậy nếu trẻ có triệu chứng bị cảm lạnh, ba mẹ nên điều trị như thế nào? Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh cảm lạnh và cách điều trị khi con bị cảm lạnh một cách hiệu quả và cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh mùa đông như thế nào để trẻ nhanh khỏi, tất cả sẽ có ở dưới bài viết ba mẹ nhé!
1. Vậy cảm lạnh mùa đông ở trẻ đến từ đâu?
Cảm lạnh gây ra bởi các loại virus, chúng phát triển mạnh nhất vào mùa đông bởi thời tiết lạnh và khô cực thích hợp cho sự tồn tại của các loại virus này. Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng khá yếu nên khi bị nhiễm lạnh các loại virus này dễ dàng tấn công và gây hại cho trẻ. Bên cạnh đó, một số các nguyên nhân khác gây cảm lạnh ở trẻ có thể kể đến như:
1.1. Mặc quá nhiều quần áo cho trẻ
Hầu hết các bậc phụ huynh thường có thói quen mặc cho trẻ nhiều lớp áo trong ngoài từ áo len, áo khoác vào mùa đông. Thế nhưng, không phải cứ cho trẻ mặc quá nhiều áo mà đã tốt bởi trẻ nhỏ có thân nhiệt cao hơn người lớn, hơn nữa chúng lại ưa vận động, thường xuyên chạy nhảy, vui chơi vì vậy rất dễ đổ mồ hôi. Từ đó khiến mồ hôi ngấm vào quần áo làm trẻ mặc quần áo ẩm trong thời gian dài, do vậy mà trẻ rất dễ bị nhiễm cảm lạnh.
1.2. Để mồ hôi thấm ngược vào người trẻ
Vào mùa đông, nền nhiệt trong nhà và ngoài trời khá chênh lệch, do vậy mà khi trẻ mặc nhiều quần áo chạy nhảy vui chơi rất dễ bị đổ mồ hôi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh do bị thấm ngược mồ hôi và cùng với tác động của gió lạnh. Vì vậy mà ba mẹ cần lưu tâm đến trẻ, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của cơ thể và đặc biệt kiểm tra lớp áo bên trong cùng của trẻ ba mẹ nhé.
1.3. Phòng ngủ bí bách
Ngoài những nguyên nhân được kể trên thì việc phòng ngủ của trẻ quá kín cũng có thể dẫn đến trẻ bị cảm lạnh. Tại sao lại như vậy? Bởi khi đóng kín cửa thường xuyên không khí trong nhà sẽ không được lưu thông, vi khuẩn và vi rút trú ngụ trong nhà sẽ phát triển nhanh và gây bệnh cho trẻ.
1.4. Trẻ bị cảm lạnh do lây bệnh từ người khác
Đây cũng là một loại bệnh rất dễ bị lây lan qua đường hô hấp. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý khi cho trẻ đến những chỗ đông người như siêu thị, cửa hàng, khu vui chơi. Ở trường học của trẻ cũng là nơi trẻ dễ bị lây nhiễm bởi các con tiếp xúc với nhiều bạn bè. Để có thể ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh cho con thì ba mẹ nên khuyên con đeo khẩu trang khi đến nơi đông người để hạn chế bị dính giọt bắn từ người bệnh, đồng thời thường xuyên rửa tay sạch sẽ và hạn chế đưa tay lên mắt mũi miệng.
2. Làm thế nào để nhận biết trẻ bị cảm lạnh?
Biểu hiện cảm lạnh dễ thấy nhất ở trẻ đó là trẻ rất uể oải, mệt mỏi, xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, ngoài ra trẻ cũng có biểu hiện sốt cao hơn 38 độ C. Những triệu chứng khác có thể xuất hiện khi trẻ bị cảm lạnh mùa đông là: Đau rát họng, ho, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, niêm mạc mũi bị đỏ và sưng.
Bên cạnh đó ba mẹ cần lưu ý một số điều như: Thời gian bệnh cảm lạnh mùa đông của trẻ diễn biến mạnh nhất là 10 ngày đầu tiên sau đó giảm dần. Các triệu chứng bệnh có thể kéo dài hơn 10 ngày tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Cảm lạnh ở trẻ không quá nguy hiểm tuy nhiên chúng có thể kéo dài hàng tuần thậm chí nhiều tháng trong trường hợp bệnh không nặng.
3. Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh vào mùa đông
Trong trường hợp trẻ bị cảm lạnh , ba mẹ nên chăm sóc và điều trị cho con như thế nào là hiệu quả nhất? Ba mẹ hãy theo dõi chi tiết ở bên dưới đây nhé!
3.1. Vệ sinh mũi cho trẻ
Cảm lạnh khiến trẻ bị sổ mũi, chảy dịch làm bé khó thở, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ để trẻ dễ chịu hơn. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần thường xuyên hút dịch mũi, rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để hút mũi và đờm cho trẻ do trẻ còn quá nhỏ không thể tự khạc đờm và tự hỉ mũi ra ngoài. Có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ cho trẻ trên 2 tuổi nếu bé bị mệt mỏi quá sức.
3.2. Cho trẻ uống thuốc
Có thể sử dụng một số loại thuốc không cần kê toa tại để làm giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh cho trẻ nhỏ.
Paracetamol (Acetaminophen): Dùng hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt cao trên 38 độ C
Phenylephrine: Giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi
Thuốc ức chế ho Guaifenesin: Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho có đờm ở trẻ
(Codeine và Dextromethorphan): Giảm đau họng, ngăn ngừa viêm phế quản
Thuốc kháng Histamine (Brompheniramine): Ngăn ngừa các cơn dị ứng ở trẻ
Ngoài ra ba mẹ có thể tham khảo các loại thuốc sử dụng cho trẻ bị cảm lạnh như:
Thuốc ức chế ho (Dextromethorphan hoặc DM)
Dextromethorphan được chỉ định dùng trong các trường hợp ho do đau họng và điều trị chứng viêm phế quản do cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên thuốc chống chỉ định sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và có mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Hiện nay thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, viên nang, dang ngậm hay siro. Và được điều chế dưới dạng đơn độc (Chỉ bao gồm 1 thành phần duy nhất là dextromethorphan) hoặc kết hợp với một số thành phần khác. Hàm lượng của thuốc khá đa dạng với viên nén 10 - 60mg hoặc siro với nồng độ dextromethorphan 5mg/5ml; 7,5mg/5ml; 30mg/5ml…
Liều dùng của thuốc: Do có nhiều hàm lượng và điều chế dưới nhiều dạng khác nhau nên khi sử dụng cho trẻ cha mẹ hãy tham khảo các bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để có thể đảm bảo an toàn.
Trẻ em ≥12 tuổi: Sử dụng 10 – 20mg mỗi 4 giờ hoặc 20-30mg mỗi 6-8 giờ. Không quá 120mg/ngày
Trẻ em < 6 tuổi: Cho trẻ uống 5mg mỗi 4 giờ, không vượt quá 6 liều trong 24 giờ. Không quá 30mg/ngày
Trẻ em <12 tuổi: Cho trẻ dùng 10mg mỗi 4 giờ, không vượt quá 6 liều trong 24 giờ. Không quá 60mg/ngày
Có thể sử dụng thuốc cho trẻ trước hoặc sau bữa ăn tuy nhiên tốt nhất nên cho trẻ uống sau ăn để tránh kích thích hệ tiêu hóa. Tuyệt đối không tự ý tăng liều dùng của thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.
Thuốc ho (Guaifenesin)
Guaifenesin dùng để điều trị các triệu chứng ho có đờm, ứ đọng đờm, gây cản trở đường hô hấp. Chúng giúp làm loãng dịch đờm, ngăn ngừa tắc nghẽn giúp bệnh nhân dễ thở hơn và làm long đờm.
Chống chỉ định sử dụng thuốc cho trẻ quá mẫn với guaifenesin và trẻ em dưới 4 tuổi.
Liều dùng của thuốc: Thuốc Guaifenesin được bào chế dưới nhiều dạng thuốc như viên nang, viên nén và dạng uống với các hàm lượng khác nhau như:
Viên nang hàm lượng 200mg; viên nang giải phóng kéo dài 300 mg.
Viên nén hàm lượng 100mg hoặc loại 200 mg; viên nén giải phóng kéo dài loại 1200 mg.
Dạng dung dịch để uống loại 100 mg/5 ml, loại 200 mg/5ml.
Chế phẩm dạng thuốc phối hợp với Diaphyllin, Theophylline, Pseudoephedrine, Codeine, Dextromethorphan.
Ba mẹ cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ với các liều lượng như sau: Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Cho trẻ uống 200 - 400 mg mỗi 4 giờ. Với chế phẩm tác dụng kéo dài: sử dụng 600 mg hoặc 1,2 g mỗi 12 giờ. Sử dụng không quá: 2,4 g mỗi ngày. Trẻ em 6 đến dưới 12 tuổi: Cho trẻ uống 100 - 200 mg mỗi 4 giờ. Với chế phẩm tác dụng kéo dài: sử dụng 600 mg mỗi 12 giờ. Sử dụng không quá: 1,2 g mỗi ngày.
Trẻ em 4 đến dưới 6 tuổi: Cho trẻ uống 50 - 100 mg mỗi 4 giờ. Với chế phẩm tác dụng kéo dài: 300 mg mỗi 12 giờ. Sử dụng không quá: 600 mg mỗi ngày.
Nếu viên nén quá lớn với trẻ có thể bẻ nhỏ hoặc tán thành bột để cho trẻ uống
Thuốc thông mũi (pseudoephedrine và phenylephrine)
Pseudoephedrine và phenylephrine là loại thuốc chống xung huyết mũi giúp làm giảm các triệu chứng xung huyết đường mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch và viêm mũi cấp do cảm lạnh.
Do một số độc tố và tác dụng phụ phát sinh nên các bác sĩ khuyến cáo không sử dụng loại thuốc này cho trẻ em dưới 4 tuổi.
Liều lượng và cách sử dụng: Thuốc được bào chế dưới các dạng khác nhau và với nhiều hàm lượng như:
Viên nén 10mg
Viên tan trong miệng loại 1,25mg và 2.5mg
Dạng dung dịch uống loại 1,25mg/5 ml; 7,5 mg/5 mL và dạng phóng thích kéo dài 10 mg/5 mL
Với từng dạng thuốc khác nhau cha mẹ cần lưu ý sử dụng chúng với liều lượng như sau:
Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Với dạng uống loại 1,25 mg/0,8 mL, uống 1,6 mL mỗi 4 giờ, không quá 6 liều hàng ngày và với loại 7,5 mg/5 mL sử dụng cách 12 giờ cho mỗi liều 3,75mg và không quá 15mg mỗi ngày. Dạng viên nén 10mg: cho trẻ uống 5 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết. Viên ngậm: cho trẻ sử dụng 2,5 mg mỗi 4 giờ, không quá 15 mg trong 24 giờ
Trẻ từ 6 - 11 tuổi: Sử dụng loại 7,5 mg/5 mL sử dụng cách 12 giờ cho mỗi liều 7,5 mg và không quá 30 mg mỗi ngày. Dạng viên nén 10mg: cho trẻ uống 10 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết. Viên ngậm: cho trẻ sử dụng 2,5 mg mỗi 4 giờ, không quá 30 mg trong 24 giờ.
Trẻ trên 12 tuổi: Sử dụng loại 7,5 mg/5 mL sử dụng cách 12 giờ cho mỗi liều 7,5 mg và không quá 30 mg mỗi ngày. Dạng viên nén 10mg: cho trẻ uống 10 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết, uống không quá 4 liều 1 ngày. Viên ngậm: cho trẻ sử dụng 10 mg mỗi 4 giờ, không quá 60 mg trong 24 giờ.
Khi sử dụng thuốc cho trẻ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn chính xác. Khi có các biểu hiện dị ứng với thuốc hay phản ứng khác lạ do tác dụng phụ của thuốc cần mang bé đến bệnh viện ngay lập tức để được chữa trị.
Thuốc kháng histamine
Histamin là nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngứa, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt nhằm chống lại các chất lạ, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại. Thuốc kháng histamin được sử dụng với tác dụng làm giảm và ngăn chặn các triệu chứng này.
Trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc kháng histamin như như brompheniramine, chlorpheniramine maleate, diphenhydramine và các loại khác.
Thuốc kháng histamin khá an toàn tuy nhiên cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Lưu ý không sử dụng cho trẻ dưới 2 toàn để đảm bảo an toàn.
Khi sử dụng thuốc dưới dạng uống cần sau bữa ăn hoặc uống thuốc với sữa hoặc nước để chống kích ứng dạ dày. Với dạng viên nén phóng thích kéo dài, để đảm bảo phát huy hoàn toàn công dụng của thuốc cần cho trẻ nuốt nguyên viên mà không bẻ nhỏ, nghiền nát hay nhai nuốt.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ. Những người có chuyên môn mới có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác và kê đơn thuốc phù hợp cho trẻ. Vì thế khi lựa chọn mua thuốc trị cảm lạnh cho trẻ cha mẹ cần mua thuốc của các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín để đảm bảo về chất lượng cũng như sự an toàn của trẻ khi sử dụng. Ngoài ra, ba mẹ lưu ý chỉ được dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C để tránh gây hại cho gan. Ba mẹ cần lưu ý rằng, không nên sử dụng một lúc cùng một hoạt chất dưới dưới các dạng bào chế khác nhau để tránh việc bị sử dụng quá liều. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc giảm đau, hạ sốt có kết hợp chất chống dị ứng bởi chúng gây nguy hiểm cho trẻ.
3.3. Bổ sung dinh dưỡng và nước
Bổ sung thức ăn dạng mềm cho trẻ để trẻ dễ nuốt hơn, cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để cơ thể bé nhanh hồi phục hơn. Trẻ bị cảm lạnh cũng cần bổ sung nhiều nước để làm loãng dịch mũi cũng như chống khô da. Bổ sung đủ cho trẻ 2 lít nước mỗi ngày từ nước lọc, nước ép hoa quả, sữa và điện giải. Với trẻ đang còn bú mẹ nên cho trẻ bú đủ sữa, có thể vắt sẵn sữa cho trẻ để trẻ có thể bú thường xuyên hơn.
3.4. Cho trẻ đến bệnh viện nếu cần
Nếu trẻ có những triệu chứng nặng như sốt cao nhiều ngày, khó thở, mệt mỏi, khóc yếu,...cần mang trẻ đi bệnh viện ngay lập tức để tránh nguy hiểm do các biến chứng nặng liên quan đến hô hấp.
4. Các cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh mùa đông ở trẻ
Để phòng ngừa bệnh cảm lạnh mùa đông ở trẻ, ba mẹ có thể tham khảo một số điều như sau:
4.1. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống cho trẻ
Điều đầu tiên là ba mẹ nên nhắc nhở và cung cấp thông tin kiến thức cho con rằng mùa đông là thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn vì vậy ba mẹ cần lưu ý tới việc vệ sinh môi trường sống của trẻ. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, khử khuẩn, mở cửa sổ để không khí lưu thông và cho vi khuẩn thoát ra ngoài. Dạy trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và sau khi ra ngoài trở về.
4.2. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Một trong những cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh tiếp theo đó là ba mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ vô cùng quan trọng vừa giúp trẻ có đủ dinh dưỡng để phát triển đồng thời tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ theo một chế độ ăn cân đối, lành mạnh, đồng thời bổ sung thêm vitamin cho trẻ để trẻ có thể xây dựng sức đề kháng tự nhiên.
4.3. Vận động thường xuyên
Vận động thường xuyên cũng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, ít ốm vặt. Bằng những việc làm cụ thể như ba mẹ có thể cùng con vận động và tham gia các hoạt động ngoài trời như đạp xe, đi bộ, leo núi, tập thể dục.
4.4. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ vô cùng quan trọng nó giúp cơ thể phục hồi sau một ngày mệt mỏi đồng thời tăng cường sản sinh sức đề kháng cho cơ thể. Ngủ đủ giấc sẽ khiến cơ thể bé khỏe khoắn, tinh thần thoải mái dễ chịu hơn, hạn chế mắc bệnh tật so với những đứa trẻ ít ngủ. Tập cho trẻ thói quen ngủ trước 9h tối và dậy sớm để có nhịp sinh hoạt điều độ.
Trên đây là tất cả những kiến thức mà Pantado đã tham khảo và đúc kết được chia sẻ chi tiết nhất đến tất cả các bậc phụ huynh. Thông qua những chia sẻ trên ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng trong trường hợp con bị cảm lạnh mùa đông, tham khảo được cách điều trị khoa học nhất cho con. Hy vọng rằng những kiến thức trên mang lại lợi ích cho ba mẹ phần nào trong quá trình nuôi dạy con.