CÁC CÁCH DẠY KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4 TUỔI HAY NHẤT
Quá trình giáo dục nuôi dạy con của các bậc phụ huynh có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con sau này. Kỹ năng sống là một trong những kiến thức cực kỳ quan trọng đối với hầu hết các bạn nhỏ. Nếu được trang bị những kỹ năng sống, sẽ giúp con tự tin và phát triển hơn. Vậy đâu là những cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mang lại hiệu quả nhất? Để tìm hiểu kỹ hơn, ba mẹ có thể tham khảo bài viết chi tiết ở bên dưới đây nhé!
Kiên nhẫn đồng hành cùng bé trong quá trình dạy kỹ năng cho trẻ 4 tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu tò mò về thế giới xung quanh và không ngừng đặt câu hỏi. Do vậy mà việc ba mẹ cần làm là kiên nhẫn giải đáp những thắc mắc của con, hướng dẫn và giúp con ghi nhớ những điều mới mẻ mỗi ngày. Với những sự vật, sự việc mới, đôi khi bé không thể nhớ ngay. Ba mẹ đóng vai trò như là những người bạn đồng hành cùng con thường xuyên chia sẻ, kiên trì để con học hỏi tốt hơn và phát triển các kỹ năng.
Xây dựng nề nếp sinh hoạt điều độ trong gia đình
Xây dựng nề nếp sinh hoạt điều độ cũng là một trong những cách dạy trẻ kỹ năng sống. 4 tuổi là giai đoạn mà bé cần tập làm quen với nề nếp sinh hoạt của gia đình. Ba mẹ phải là người đưa con vào quy củ, với các thời gian biểu của một ngày, bao gồm các hoạt động như giờ thức dậy, giờ đi ngủ, vệ sinh cá nhân, giờ vui chơi, học tập. Phụ huynh nên tập cho con lối sống có kế hoạch, tuân theo nề nếp, mà cơ bản nhất là việc đúng giờ. Hãy dạy cho bé cách quý trọng thời gian và luôn biết cách phân bổ thời gian trong ngày của mình sao cho hợp lý. Bởi vậy nên, trẻ mới trở thành người sống có mục tiêu, định hướng rõ ràng và luôn cố gắng hoàn thành những kế hoạch đã đề ra của bản thân.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi qua cách giao nhiệm vụ cho bé
Ba mẹ có thể áp dụng kỹ năng này bằng việc, giao nhiệm vụ cho con những việc lặt vặt như dọn đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong, lấy giúp mẹ những món đồ khi mẹ nhờ. Ngoài ra, khi giao bất cứ việc gì cho bé, ba mẹ cũng nên kèm theo thời hạn hoàn thành. Khi đúng giờ thì thưởng, khi lố giờ sẽ phạt. Đó cũng là biện pháp vừa khích lệ, vừa răn đe, giúp bé không bao giờ dám xao nhãng những công việc được giao, trở thành một đứa trẻ có trách nhiệm.
Dạy kỹ năng sống cho bé 4 tuổi bằng cách khích lệ trẻ
Ở độ tuổi lên 4, các bé đã có thể tỏ cảm giác thích thú khi được thưởng và buồn, khóc khi bị phạt. Song hành với việc giao nhiệm vụ, ba mẹ nên đặt ra các quy định thưởng - phạt rõ ràng. Cần lưu ý rằng, phần thưởng khích lệ nên là những món quà tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành tư duy, cung cấp tri thức cho trẻ. Một ví dụ điển hình như, có thể là một chuyến dã ngoại cuối tuần, một chuyến tham quan thảo cầm viên hay một chuyến phiêu lưu ở viện bảo tàng, viện hải dương học,...Những chuyến đi thực tế này sẽ giúp bé có thêm nhiều cái nhìn mới mẻ về thế giới xung quanh, học hỏi được nhiều hơn, trải nghiệm cũng nhiều hơn...
Ba mẹ nên thay thế với nhưng món đồ chơi điện tử đắt tiền, những giờ xem ti vi, điện thoại lâu hơn thường lệ những món quà trải nghiệm thực tế kể trên sẽ ý nghĩa hơn nhiều. Các bậc phụ huynh cần lưu ý để tặng cho con những món quà vừa mang tính thực tế, vừa bổ ích như trên nhé.
Dạy những kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi với những kỹ năng đơn giản
Ở tuổi lên 4, trẻ nhỏ chỉ mới bắt đầu nhận biết về thế giới xung quanh. Muốn trẻ tiếp cận với các kỹ năng sống, phụ huynh buộc phải kiên nhẫn và cho trẻ làm quen từ các kỹ năng đơn giản nhất. Đầu tiên phải là kỹ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh. Ở độ tuổi này, phụ huynh phải rèn luyện thái độ lễ phép, thưa gửi với ông bà, cha mẹ và những người lớn hơn. Tiếp theo, đó là kỹ năng chăm sóc bản thân, bắt đầu từ việc ngủ sớm, thức dậy đúng giờ, tập thể dục buổi sáng, vệ sinh răng miệng, ăn sáng. Ở độ tuổi này, bé chưa tự hoàn toàn thực hiện các việc đó. Ba mẹ luôn là người ở cạnh hướng dẫn, trợ giúp bé ngay khi cần, giúp bé hoàn thiện hơn từng ngày.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng hết sức quan trọng. Kỹ năng này giúp bé tự bảo vệ mình trước những yếu tố gây hại của môi trường xung quanh. Ba mẹ nên hướng dẫn bé cách xa các vật sắc nhọn như dao, kéo; tránh xa nước sôi, lửa bỏng; tránh xe cộ; tránh leo trèo ở những nơi cao hay sông suối,...Ở độ tuổi này, bé còn rất nhỏ để nhận biết những nguy hiểm tiềm ẩn quanh mình. Do đó, việc phụ huynh cần làm là luôn theo dõi bé sát sao, tỉ mẩn hướng dẫn và xuất hiện kịp thời mỗi khi bé đối mặt với nguy hiểm.
Để có thể trang bị những kỹ năng sống toàn diện cho trẻ, ba mẹ nên áp dụng một số những phương phap mà Pantado đã chia sẻ ở bên trên, điều đó không chỉ giúp ích cho ba mẹ có thêm phần nào kiến thức, mà biết đâu thông qua đó, con cũng sẽ phát triển hơn.