Bí Quyết Nâng Cao Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ

Bí Quyết Nâng Cao Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ

Là bậc làm cha, làm mẹ, ai chả muốn con khôn lớn và phát triển thêm từng ngày. Làm thế nào để con được nâng cao kỹ năng giao tiếp là một trong những băn khoăn lớn của các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi đi học. Và việc tiếp xúc với các bạn, các thầy cô giáo chính vì vậy việc giao tiếp là điều tất yếu. Trong bài viết dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh về bí quyết nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ, hy vọng rằng điều đó sẽ giúp ích cho các ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con ba mẹ nhé!

Người thầy đầu tiên chính là cha mẹ

Hơn ai hết, cha mẹ chính là người chăm sóc dạy bảo con từ khi mới được sinh ra, và những bài học từ cha mẹ tác động không nhỏ đến khả năng giao tiếp của các bé. Bởi những hành vi, những lời nói của cha mẹ như một tấm gương khiến con nhìn vào và noi theo.Điều đó, khi con đến tuổi đi học, hãy chỉ cho các con biết cách chào hỏi, tạm biệt. Làm thế nào để kết bạn mới, phải làm gì khi gặp những tình huống thường xảy ra trên học đường, dạy con tình thần hợp tác, đoàn kết và giúp đỡ người khác.

Song song với việc đó, cha mẹ hãy giúp con hiểu được thế nào là tình bạn đích thực bằng cách kể cho con nghe những câu chuyện về tình bạn cảm động, những câu chuyện nêu cao tình cảm bạn bè. Một lựa chọn tốt nhất đó chính là cho bé xem những bộ phim, những câu chuyện về sự giao lưu, kết bạn để bé biết cách làm thế nào khi con muốn chơi cùng bạn mới. Và khi con gặp một tình huống nào đó con sẽ biết cách vận dụng kiến thức từ những bộ phim, những cuốn sách con đã xem để giải quyết

Dạy con thói quen chủ động

Ở độ tuổi con sắp bước vào môi trường học tập, con sẽ có rất nhiều bạn bè mới điều đó không đồng nghĩa với việc tự nhiên các con sẽ làm bạn với nhau, chơi cùng nhau. Chính bởi vậy mà cha mẹ hãy dạy các con thói quen chủ động nếu muốn chơi cùng ai đó. Dạy trẻ giao tiếp với bạn bè bằng cách chào hỏi, kết bạn bằng những câu như “Chào bạn, mình là Ngọc Anh, bạn tên gì?”, “Bạn và mình chúng ta có thể chơi cùng nhau được không”, “Mình rất muốn chơi cùng mọi người, có thể làm bạn và chơi cùng nhau chứ”,...

Dạy con biết cách lắng nghe 

Lắng nghe là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng không chỉ riêng ở trẻ mà hầu hết với mọi người. Biết cách lắng nghe chính là một thành công trong giao tiếp, vậy nên cha mẹ hãy dạy con biết cách lắng nghe. Con nên chú ý lắng nghe một cách cẩn thận những gì bạn nói, hiểu được những gì bạn bè muốn nói, luôn nhìn thẳng vào mắt đối phương khi họ đang nói chuyện cho con nghe. Hiểu được cảm xúc trong câu nói của bạn, biết thông cảm một cách chân thành cho đối phương. Và hãy chỉ cho bé biết, bé tuyệt đối không được cắt lời khi bạn đang nói hay đang kể câu chuyện của mình, cho dù khi đó con có ý kiến trái chiều. 

Bằng một cách nào đó, cha mẹ có thể cho con xem những bộ truyện hay bộ phim về chủ đề biết cách lắng nghe. Điều đó con sẽ biết cách giao tiếp lại với bạn bè phù hợp với hoàn cảnh. Cha mẹ nên cho con biết, con không nên làm việc khác khi bạn đang nói chuyện cùng con, con không nên cắt ngang câu nói của bạn. 

Dạy con tôn trọng bạn bè 

Tôn trọng chính là sự coi trọng danh dự, nhân phẩm, những nét riêng biệt chỉ có ở đối phương hoặc lợi ích,...Tôn trọng không chỉ là thể hiện lối sống và văn hóa của một người trong cộng đồng, mà nó còn giúp tạo và gắn kết các mối quan hệ chân thành, tốt đẹp giữa con người với con người. 
Vì thế mà tôn trọng bạn bè là một đức tính tốt mà cha mẹ cần phải dạy bé ngay từ nhỏ. Nhưng cha mẹ phải làm sao để dạy con biết cách tôn trọng bạn bè của mình? Cách tốt nhất để có thể dạy bé tôn trọng bạn bè chính là cha mẹ hãy tôn trọng bé. Điều này giúp bé hiểu được cảm giác được người khác tôn trọng là như thế nào, từ đó hiểu được tầm quan trọng của việc tôn trọng.  
Một trong những bài học mà ba mẹ có thể áp dụng đối với con:
- Hãy trung thực: Nếu cha mẹ thật sự làm sai, hãy thừa nhận với con và xin lỗi con 
- Tích cực hơn với con: Nếu con không đạt được mục tiêu nào đó cha mẹ đừng chỉ trích khiến con thấy xấu hổ, ngược lại hãy khen ngợi con và động viên tinh thần để lần sau con làm tốt hơn
- Tin tưởng con: Để con tự lựa chọn và nhận trách nhiệm về những sự lựa chọn của con 
- Hãy công bằng: Chủ động lắng nghe câu chuyện của con trước khi đưa ra kết luận nào đó 
- Hãy lịch sự: Cha mẹ hãy dùng từ từ như cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết. Xin phép con trước khi mượn đồ của con 
- Trở thành một người biết lắng nghe: Hãy tập trung lắng nghe những gì con nói 
- Giữ lời hứa: Bằng cách làm tất cả những gì cha mẹ đã hứa với con 

Dạy con biết cách xin lỗi, cảm ơn chân thành 

Cha mẹ hãy dạy con biết cách nói lời xin lỗi khi con làm sai với bạn, hãy cho con biết khi con làm sai bạn sẽ buồn như thế nào. Vì vậy con cần xin lỗi để có thể sửa chữa những gì con đã gây ra cho bạn. Hãy dạy trẻ rằng khi trẻ mắc lỗi cần dũng cảm đứng lên nhận lỗi với thái độ chân thành và nghiêm túc. 
Để bé có thể dũng cảm đứng lên nhận lỗi có thể nói với bé “Cha mẹ cũng đã từ mắc lỗi rất nhiều lần, và cha mẹ đều nhận lỗi khi làm sai, điều này giúp mọi người luôn yêu quý cha mẹ, vì vậy con đừng quá lo lắng”. Bé nhờ vậy sẽ có được một nguồn động viên tinh thần vô cùng lớn, từ đó dám đứng lên chịu trách nhiệm với những gì mình đã sai phạm. 
Và khi con được bạn bè và mọi người giúp đỡ, hãy trân thành cảm ơn họ, vì họ đã giúp con vượt qua khó khăn. Cha mẹ nên phân tích cho bé hiểu được khi bé được giúp đỡ bé sẽ nhận được rất nhiều lợi ích (Có thể lấy ví dụ cụ thể như: Khi con quên mang bút đi học và được bạn cho mượn,...). Do đó hãy cảm ơn trân thành và luôn mỉm cười khi nói lời cảm ơn. 

Dạy con cách đối xử chân thành 

Con trẻ như tờ giấy trắng vậy, vì vậy nếu dạy con đúng cách sẽ có một bức tranh đẹp trên tờ giấy và ngược lại. 
Chân thành chính là sống bằng cả trái tim, không vui lợi và cho đi không tính toán. Chân thành chính là luôn nói lời thật lòng không ba hoa nịnh bợ, sống tử tế với tất cả mọi người, sống lương thiện, không đòi hỏi,...Vì vậy nếu muốn con được đối xử chân thành, hãy dạy con đối xử chân thành không chỉ với bạn bè mà là tất cả mọi người. 
Cha mẹ có thể giúp con hiểu được điều này bằng cách chỉ ra những lợi ích mà con nhận được khi đối xử chân thành với người khác. Cũng như những gì người khác nhận được khi được con đối xử chân thành bằng trái tim. 

Một số phương pháp khác nhau mà cha mẹ có thể áp dụng như cho con đọc truyện, xem phim với những bộ truyện, phim có nội dung nâng cao tầm quan trọng của sự chân thành. Từ đó con hiểu được tầm quan trọng của sự chân thành trong cuộc sống. 

Dạy con tương tác cùng các bạn 

Việc tự tương tác qua lại giữa con và bạn bè thật sự cần thiết với các con trong học tập, trong hoạt động vui chơi. Vậy con phải tương tác với các bạn bằng cách nào? Cha mẹ cần dạy con biết thế nào là tương tác, tương tác chính là những lời giao tiếp, những hoạt động qua lại với nhau.

Con có thể tương tác cùng bạn bằng cách hỏi chuyện bạn, hỏi thăm sức khỏe của bạn, cùng bạn thảo luận một vấn đề nào đó mà các con cùng thích, chơi cùng các bạn, giúp đỡ qua lại lẫn nhau,cùng nhau học tập... 

Dạy con giao tiếp bằng ánh mắt 

Giao tiếp bằng ánh mắt là một trong những cách hiệu quả để gắn kết các mối quan hệ  tốt hơn. Và khi con giao tiếp bằng ánh mắt các con sẽ bộc lộ được sự chân thành của bản thân.

Cha mẹ có thể dạy con giao tiếp bằng nhiều phương pháp, một trong những phương pháp hiệu quả chính cha mẹ luôn chủ động nhìn vào mắt con. Hãy nhìn vào mắt con để nói về một câu chuyện nào đó, ngược lại dạy con hãy nhìn vào mắt cha mẹ khi con muốn nói chuyện với cha mẹ. Hãy giải thích cho con biết rằng, khi con nhìn vào mắt đối phương, câu chuyện của con sẽ trở nên hấp dẫn hơn, thuyết phục hơn, chân thành hơn và tự tin hơn. 

Trên đây là những bí kíp giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp mà ba mẹ có thể áp dụng cho con trong quá trình nuôi dạy con, hy vọng đó là những kiến thức bổ ích giúp con phát triển hơn từng ngày.

Xem thêm: Học tiếng Anh online cho bé