Tin Mới
5-8 tuổi là quãng thời gian mà các bé bắt đầu làm quen với những con chữ cũng như kiến thức học tập ở trường. Đây cũng là độ tuổi vàng cho con để bắt đầu tiếp xúc với Tiếng Anh bởi trong độ tuổi này, học tiếng Anh nói riêng, cũng như ngoại ngữ khác nói chung, là một phần tất yếu giúp não bộ trẻ phát triển mạnh mẽ hơn. Khi này, não bộ các bé được đặt trong “tâm thế” tiếp thu kiến thức tiếng Anh một cách tự nhiên và đầy sự tò mò, hứng thú.
Bộ giáo trình Phonics & Topics phiên bản mới được biên soạn theo giáo trình Little phonics và Oxford Phonics World của các nhà xuất bản lớn và nổi tiếng nhất trên thế giới. Nguồn tài liệu trong sách được kiểm định chặt chẽ từ các giáo sư đầu ngành và các chuyên gia giáo dục tại Pantado trước khi chính thức ra mắt.
Những điểm mới trong chương trình Phonics và Topics
✔️ Bài giảng được thiết kế sinh động, đẹp mắt, các hoạt động đa dạng, lý thú
✔️ Các chủ đề hấp dẫn và gần gữi với hoạt động hằng ngày của con
✔️ Bài tập về nhà nhiều dạng bài hay và phong phú, dễ dàng sử dụng để ôn tập tại nhà
✔️ Hệ thống bài ôn tập giúp con ôn lại những gì đã học, tổng hợp và nắm chắc kiến thức
Hệ thống bài kiểm tra định kỳ và cuối kỳ bám sát các dạng bài chuẩn quốc tế, kiểm tra và đánh giá học sinh toàn diện 4 kỹ năng, cùng các kiến thức đã học.Với những điểm mới trên, Pantado tin chắc rằng bộ giáo trình Phonics & Topics sẽ là điểm khởi đầu đề con làm quen với ngôn ngữ, vui đùa cùng con chữ và khám phá những kiến thức thú vị với Tiếng Anh trong những bước đi đầu đời.
Để giúp con phát triển trình độ tiếng Anh của mình và có thể vươn xa với các mục tiêu khác nhau như: thành thạo giao tiếp, đạt các chứng chỉ quốc tế, hay học tiếng Anh để đi du học. Tất cả những điều đó nếu muốn thực hiện được thì việc xây dựng lộ trình học chuẩn với từng cấp độ, lứa tuổi được xem như là chìa khóa chính của vấn đề này. Câu hỏi đặt ra rằng làm thế nào để xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho trẻ? Đó là câu hỏi mà không ít các bậc phụ huynh cảm thấy băn khoăn và cần giải đáp. Và để trả lời cho câu hỏi đó, các bậc phụ huynh hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới đây mà Pantado chia sẻ ba mẹ nhé!
1. Để hiểu hơn về lộ trình học tiếng Anh?
Không chỉ mỗi môn tiếng Anh mà bất kể một môn học nào khác đi chăng nữa thì cũng cần phải có một lộ trình học rõ ràng. Có thể hiểu nôn na về lộ trình học là con đường, kế hoạch, phương hướng để học một môn học nào đó. Và lộ trình học tiếng Anh là một kế hoạch cụ thể để trẻ có thể chinh phục Anh ngữ một cách toàn diện.
Việc các bậc phụ huynh tự lên lộ trình học cho con ngay tại nhà không phải là một điều dễ dàng gì khi không biết trình độ tiếng Anh của con đang ở mức nào, và điều này có tác dụng định hướng cho việc học, là công cụ dẫn lối, là mục tiêu mà trẻ cần hướng tới.
Xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho bé cần dựa vào độ tuổi và năng lực ngôn ngữ của trẻ. Mỗi đứa trẻ có một khả năng học tập, tiếp thu kiến thức một cách khác nhau, do vậy mà không phải vì thế mà các bậc phụ huynh bắt ép trong quá trình học, ba mẹ phải là người bạn đồng hành để con có thể học tập một cách hiệu quả nhất.
2. Xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho trẻ mầm non
Đối với trẻ từ 3 – 6 tuổi được coi là giai đoạn cửa sổ vàng, giai đoạn thích hợp để cho con tiếp cận với một ngôn ngữ mới đó là tiếng Anh. Khi lên 3 tuổi, con đã có thể phân biệt được đâu là tiếng Việt, đâu là tiếng Anh và phản xạ của trẻ cũng đã hình thành. Chính vì vậy nên việc xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho bé 3 tuổi phù hợp với khả năng, sở thích và tính cách trẻ là hoàn toàn thiết thực.
2.1. Lộ trình học tiếng Anh cho bé 3 tuổi
Trong giai đoạn đầu đời khi mới tiếp cận với tiếng Anh, trẻ cần có một tâm lý thoải mái trong quá trình học. Việc học phải được kết hợp hài hòa với vui chơi, giải trí để trẻ phát triển toàn diện. Còn chưa kể là trẻ nhỏ chúng thường thích vui chơi hơn là học tập. Vì thế mà ba mẹ nên cho con tiếp cận với tiếng Anh ngay từ trong giai đoạn này.
Ba mẹ có thể xây dựng nền tảng cần hướng tới của giai đoạn này là: Bảng chữ cái tiếng Anh: học cách ghi nhớ và phát âm một số chữ cái đơn giản nhất; Số đếm: Tập đếm các chữ số từ 1 – 10; Làm quen với cấu trúc tiếng Anh đơn giản: giới thiệu tên, tuổi.
Còn đối với trẻ tiếp cận với tiếng Anh từ giai đoạn trước đó cần hướng dẫn con các nội dung phức tạp hơn như: nghe và thực hiện một số câu lệnh quen thuộc, gọi được tên một số đồ vật quen thuộc trong gia đình.
Trong giai đoạn này, ba mẹ nên sử dụng hình ảnh và video bởi chúng thường cảm thấy tò mò và hứng thú với những gì bắt mắt, sinh động. Hình ảnh cũng như âm thanh sẽ là phương tiện truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả. Sử dụng các loại thẻ Flashcard là một phương pháp hiệu quả mà ba mẹ cần áp dụng.
2.2. Lộ trình học tiếng Anh cho bé 4 tuổi
Đến giai đoạn trẻ 4 tuổi, khi đã được ba mẹ có thể bắt đầu giới thiệu cho trẻ một số chủ đề gần gũi. Tiêu biểu như: các bộ phận trên cơ thể, màu sắc, con vật, hoa quả.
Thông qua các chủ đề trẻ cần được biết cách phát âm (ví dụ như quả cam phát âm thế nào) và các cấu trúc ngữ pháp cơ bản xoay quanh (màu sắc của quả cam…). Như vậy, mục tiêu của giai đoạn này là nắm được từ vựng về một số chủ đề quen thuộc cũng như cấu trúc tiếng Anh cơ bản.
Lộ trình học tiếng Anh cho bé 4 tuổi trong giai đoạn này ba mẹ có thể tham khảo đó là: Ôn tập lại những gì đã được làm quen trong giai đoạn trước; Giới thiệu và mở rộng vốn từ về môi trường xung quanh: gia đình, trường học, thế giới động vật.
Phương pháp được các chuyên gia khuyến khích sử dụng trong độ tuổi này là nghe nhạc hoặc xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh. Vậy nên, bố mẹ cần biết lựa chọn những bộ phim phù hợp. Để không ảnh hưởng tới thị lực cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác, mỗi ngày bố mẹ chỉ nên sắp xếp cho trẻ 20 – 30 phút để con xem phim hoạt hình hoặc luyện nghe bằng tiếng Anh
2.3. Lộ trình học tiếng Anh cho bé 5 tuổi
Nối tiếp giai đoạn trên đó là độ tuổi mầm non, nếu bé đã được áp dụng theo lộ trình như trên, con chắc chắn có kiến thức tiếng Anh nền tảng vững vàng. Bởi vậy nên việc dạy ngoại ngữ cho bé giai đoạn này dễ dàng, thuận lợi và sử dụng được với nhiều phương pháp hơn.
Mục tiêu chi tiết khi trẻ đã lên 5 tuổi đó là tăng khả năng phản xạ ngôn ngữ cũng như phát triển toàn diện khả năng tiếng Anh.
Ba mẹ có thể tham khảo một số nội dung cụ thể như: Thực hành chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh; Mở rộng vốn từ về các chủ đề xung quanh; Nắm vững các cấu trúc ngữ pháp từ đó thực hành giao tiếp đơn giản.
Để thực hiện được những công việc đó, bố mẹ nên áp dụng đa dạng các phương pháp: đọc sách song ngữ cho con, nghe postcard tiếng Anh, xem phim hoạt hình, chơi các trò chơi đố vui bằng tiếng Anh.
3. Xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho trẻ tiểu học
Lộ trình học tiếng Anh cho lứa tuổi tiểu học cần phát triển được cả 4 kỹ năng (listening, speaking, reading, writing) đồng thời luyện phát âm chuẩn như người bản ngữ và giao tiếp tiếng Anh hoàn chỉnh theo đúng cấu trúc ngữ pháp. Để thực hiện được các mục tiêu này, lộ trình học tiếng Anh cho trẻ lớp 1 tới lớp 5 theo chuẩn quốc tế sẽ được thực hiện qua 3 giai đoạn như sau:
3.1. Lộ trình học tiếng Anh cho bé 6 - 7 tuổi: Starters (Khởi động)
Đây là giai đoạn đầu tiên trẻ bước vào tiểu học. Lộ trình học tiếng Anh cho bé 6 tuổi tới những năm hết tiểu học sẽ khác nhiều so với lúc bé học mầm non.
Khi bắt đầu bước vào lớp 1 (6 tuổi), tiếng Anh trở thành một môn học trong sách giáo khoa. Vậy nên trẻ sẽ phải coi đây là việc học nghiêm túc, chứ không còn vừa học vừa chơi như ở mầm non nữa.
Theo chứng chỉ Cambridge, thời kỳ trẻ bước vào tiểu học – tương ứng với mức độ Starters (Khởi động). Ở giai đoạn này, mục tiêu cụ thể dành cho trẻ gồm 3 yếu tố cơ bản: Làm quen với các cấu trúc ngữ pháp cơ bản; Tập trung vào các chủ đề gần gũi như: cơ thể, sở thích, gia đình, bạn bè, trường lớp; Làm quen, nhận biết bảng chữ cái Alphabet và rèn luyện ngữ âm để bổ trợ cho quá trình luyện nói tiếng Anh về sau.
Đây cũng chính là lộ trình học tiếng Anh cho bé 7 tuổi. Nếu xây dựng và tuân theo lộ trình này, chắc chắn sẽ tạo được nền tảng vững chắc cho trẻ trong những năm học tiếp theo.
3.2. Lộ trình học tiếng Anh cho bé 8 - 9 tuổi: Mover (Tăng tốc)
Khi con được 8 tuổi, tức là đã được làm quen với tiếng Anh, ba mẹ hãy cho trẻ chuyển lên giai đoạn Mover (Tăng tốc). Đây là giai đoạn thứ 2 trong lộ trình học tiếng Anh theo chuẩn quốc tế dành cho trẻ 8 – 9 tuổi.
Mục tiêu học tiếng Anh dành cho trẻ trong giai đoạn Movers gồm có: Nâng cao vốn từ vựng cho trẻ; Nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp cơ bản; Trên cơ sở này, trẻ có thể tự phát triển những đoạn hội thoại ngắn một cách hoàn chỉnh.
Muốn kiểm tra trình độ của trẻ ở giai đoạn này, bố mẹ có thể cho con tham gia kỳ thi Movers của hội đồng khảo thí Cambridge. Bài thi có độ dài 60 phút, trẻ được kiểm tra đầy đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Qua bài thi này, bố mẹ sẽ biết được mức độ học tập của con như thế nào, từ đó có mục tiêu và định hướng cho giai đoạn cao hơn.
3.3. Lộ trình học tiếng Anh cho bé 10 - 11 tuổi: Flyers (Cất cánh)
Đây là thời kỳ lớp 4 – 5 của tiểu học. Theo đó, lộ trình học tiếng Anh cho bé lớp 4 chuẩn quốc tế sẽ là giai đoạn Flyers (cất cánh). Đây là mốc thời gian con đã xây dựng được nền tảng tiếng Anh căn bản, vững vàng cho việc giao tiếp, phản biện và tranh luận cùng thầy cô – bạn bè.
Mục tiêu dành cho trẻ trong giai đoạn Flyers: Rèn luyện kỹ năng trình bày trước đám đông; Luyện tập cách viết các đoạn văn cơ bản.
Ba mẹ cần lưu ý rằng ở độ tuổi này, trẻ cũng sẽ được tập trung để hoàn thiện 4 kỹ năng. Thế nhưng, cần tập trung hơn vào nói và viết. Trong khi kỹ năng nói giúp con tự tin trình bày trước đám đông thì viết tốt sẽ là yếu tố cần thiết để con dễ dàng vượt qua các kỳ thi ở trường lớp.
Cho con tham gia khóa học tiếng Anh trực tuyến tại Anh ngữ Pantado
Trung tâm Anh ngữ Pantado áp dụng phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu u, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. Pantado sẽ là người đồng hành, duy trì động lực học tiếng Anh cho con trong suốt quá trình học giúp con tự tin hơn.
Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học.
Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!
Các bậc phụ huynh có cảm thấy khó khăn trong quá trình đồng hành hay giảng dạy tiếng Anh giao tiếp cho trẻ không nhỉ? Chắc chắn mục tiêu của hầu hết ba mẹ là mong muốn con giao tiếp tiếng Anh như người bản xứ. Và để làm được điều đó, thực sự không phải là điều dễ dàng chút nào, đòi hỏi người học cần phải có sự kiên trì và rèn luyện. Trong bài viết bên dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh về những bí quyết luyện tiếng Anh giao tiếp cho trẻ từ những kinh nghiệm, kiến thức đã được đúc kết từ trước. Hãy cùng theo dõi ba mẹ nhé!
1. Luyện phát âm các câu từ chuẩn
Tại sao trẻ nhỏ lại không thể giao tiếp tiếng Anh? Có thể trong quá trình con học rất nhiều nhưng khi gặp phải một tình huống giao tiếp với thầy cô, bạn bè bằng tiếng Anh thì cứ ậm ừ, không phát âm nổi một câu. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy giúp bé làm quen với những khái niệm căn bản trong phát âm, học cách phát âm chuẩn ngay từ đầu: Ba mẹ có thể theo dõi một ví dụ nho nhot như: Từ "read" đọc giống "red" mà "read" cũng đọc giống "reed"? Tại sao vậy? Chỉ khi trẻ biết mình phát âm đúng sẽ hình thành sự tự tin khi giao tiếp và nói tiếng Anh lưu loát hơn, đồng thời với đó tính phản xạ trong quá trình giao tiếp cũng dần phát triển và hình thành.
2. Luyện giao tiếp một cách chậm dãi, chuẩn chỉnh
Để giao tiếp tiếng Anh một cách thành thạo như ngườ bản xứ, cần phải trải qua từ bước, từng bước nhỏ, bởi vậy mà luyện giao tiếp một cách chậm dãi, chuẩn chỉnh ngay từ khi mới tiếp cận tiếng Anh. Một ví dụ điển hình như về từ âm dài "manufacturer": ba mẹ cần rèn cho trẻ cách phát âm đầy đủ âm tiết quan trọng "ma-nu-fac-tu-rer" và không nuốt âm cuối - một lỗi sai mà bất kỳ ai mới học tiếng Anh đều dễ dàng mắc phải. Có thể coi rằng việc luyện giao tiếp tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp cho con dễ dàng phát âm chuẩn chỉnh, khi trẻ muốn nói nhanh hơn thì âm ngữ phát ra cũng tự nhiên hơn, hình thành khả năng giao tiếp mà điều này còn là tiền để giúp cho con phát triển trình độ tiếng Anh hơn nữa trong tương lai gần và phục vụ những mục tiêu cao hơn đó là du học ở các nước khác.
3. Luyện kỹ năng nghe bằng các video của người bản xứ
Chắc hẳn trong quá trình cho con tiếp cận tiếng Anh, các bạn nhỏ đã từng ít nhất một lần được học nghe qua các video hay radio giao tiếp từ những người bản xứ. Phương pháp học này khá phổ biến và đem lại nhiều lợi ích trong quá trình con học tiếng Anh. Với phương pháp này, trẻ không cảm thấy nhàm chán khi phải nghe các bài học tiếng Anh mỗi ngày, ba mẹ nên mở các bài nhạc thiếu nhi hoặc chương trình giải trí thiếu nhi, phim hoạt hình mà các con thích bằng tiếng Anh để kích thích trẻ luyện nghe và từ đó cách phát âm của các nhân vật trong tivi và nói nhiều hơn.
4. Vận dụng vào thực tế khi được học qua
Một trong những điều nữa mà ba mẹ cần phải lưu ý đó là, hãy nên khuyến khích con hãy diễn đạt câu chuyện, chia sẻ ý tưởng theo cách nói riêng của bản thân thay vì chỉ nói một từ. Hoặc có thể kể lại một câu chuyện mà con đã được học từ trước đó bằng tiếng Anh.
Hãy theo dõi ví dụ thực tế như: "I like apples because they're healthy, so I eat them everyday" - đây là một câu quá dài, nên khi nói ba mẹ hãy dạy bé tách thành 3 ý tưởng riêng "I like apples/because they're healthy/so I eat them everyday". Điều này sẽ giúp con học được cách diễn đạt khi giao tiếp và rèn luyện khả năng truyền tải tiếng Anh tốt hơn.
5. Ghi nhớ thật nhiều từ vựng
Vốn từ vựng là yếu tố cốt lỗi đối với bất kể ai muốn học tiếng Anh, cho dù người lớn hay trẻ nhỏ nếu không có vốn từ vựng tốt thì việc ứng dụng tiếng Anh lưu loát vào những hoạt động thường ngày sẽ khó khăn hơn. Để học được tốt từ vựng thì ba mẹ có thể tham khảo và tìm các chủ đề mà trẻ yêu thích thông qua truyện tranh, chương trình hoạt hình, đọc sách báo bằng tiếng Anh chính là cách tuyệt vời giúp bé học được nhiều từ mới.
Bên cạnh đó ba mẹ cũng nên khuyến khích trẻ thường xuyên ghi chép từ vựng mỗi ngày và sử dụng chúng để diễn đạt câu từ, ý tưởng của bản thân sẽ giúp trẻ ghi nhớ từ vựng lâu và vận dụng đúng ngữ cảnh.
6. Luyện nói tiếng Anh giao tiếp thường xuyên, đều đặn mỗi ngày
Ngoài những phương pháp học giúp con học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả thì việc cho trẻ luyện tập ở bất kỳ nơi đâu, từ trường học, về nhà, vui chơi bên ngoài hay tham gia các hoạt động xã hội. Và sẽ càng tốt hơn nếu để trẻ giao tiếp với những người bản xứ, qua đó trẻ có thể học cách làm quen với phát âm chuẩn, ghi nhớ câu chữ, từ vựng và cách đối đáp bằng tiếng Anh phù hợp.
7. Các chủ đề cho trẻ luyện tiếng Anh giao tiếp
Trung tâm Anh ngữ Pantado xin chia sẻ 5 chủ đề tiếng Anh hữu ích phù hợp với mọi độ tuổi phát triển của trẻ để dễ dàng tiếp thu và luyện nói hiệu quả:
7.1. Chủ đề gia đình
Khi học về chủ đề gia đình, con không chỉ được luyện giao tiếp tiếng Anh lưu loát hơn mà còn kết nối tình cảm giữa bé và ba mẹ, vì gia đình chính là nơi ấm áp và thân thuộc nhất với mỗi trẻ.
Với chủ đề về gia đình, trẻ sẽ học cách giới thiệu về các thành viên trong gia đình (ông/bà, ba/mẹ, anh/chị/em): độ tuổi, nghề nghiệp và thói quen / sở thích. Và ba mẹ hãy giúp trẻ hoàn thành được các phần thông tin cơ bản này và từ từ mở rộng sang mô tả cụ thể về từng thành viên, các hoạt động hàng ngày nhờ vậy trẻ có thể thoải mái sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp.
7.2. Chủ đề về trường học
Chủ đề về trường học là một trong những chủ đề luyện nói tiếng Anh tuyệt vời vì trẻ có thể dễ dàng giới thiệu về trường lớp, thầy cô, bạn bè, chương trình học tập. Để nâng cao kiến thức và giúp trẻ học thêm nhiều từ vựng mới, ba mẹ nên hướng dẫn con giới thiệu về những môn học yêu thích, kể tên các môn học, những điều mới xảy ra.
7.3. Chủ đề về ước mơ
Với chủ đề về ước mơ, có trẻ thích làm phi hành gia, trẻ muốn trở thành bác sĩ, giáo viên, ca sĩ. Khi được hỏi về ước mơ tương lai, trẻ sẽ rất phấn khích và hào hứng chia sẻ rất nhiều với ba mẹ. Thông qua câu chuyện của bản thân, trẻ sẽ phải sử dụng rất nhiều từ vựng để diễn đạt cũng như truyền thông tin một cách chủ động, tự tin hơn.
7.4. Chủ đề về lễ hội
Những dịp lễ Tết, nghỉ hè các bé sẽ được ba mẹ đưa đi du lịch, tham quan nhiều địa điểm vui chơi và được trải nghiệm những hoạt động thú vị. Sau mỗi chuyến hành trình, trẻ luôn sẵn sàng bày tỏ suy nghĩ của mình với ba mẹ. Chủ đề này sẽ giúp trẻ nói tiếng Anh tự tin và kích thích khả năng học hỏi nhiều điều mới mẻ để nâng cao kiến thức của bản thân.
7.5. Chủ đề về món ăn
Chủ đề về món ăn được rất nhiều trẻ yêu thích, ba mẹ có thể giao tiếp với bé bằng cách hỏi về tên món ăn yêu thích, màu sắc, hương vị trước hoặc sau bữa ăn. Phương pháp này sẽ xây dựng cho trẻ cách học tiếng Anh tự nhiên và vận dụng các vốn từ đã học trên lớp để trả lời.
Trên đây, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về những bí quyết luyện giao tiếp tiếng Anh một cách đầy đủ nhất, hy vọng rằng thông qua những kiến thức mà Pantado cung cấp sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình tìm kiếm thông tin và cả sự lựa chọn cho con khi học tiếng Anh.
Chắc hẳn ba mẹ cũng đã từng cho con tiếp cận và học tiếng Anh qua những cuốn truyện tranh rồi đúng không nhỉ? Phương pháp cho con học tiếng Anh qua truyện tranh đem lại rất nhiều lợi ích khi con được tiếp cận, ngoài việc giúp con học được những kiến thức nền tảng để phát triển trình độ tiếng Anh sau này thì học tiếng Anh qua truyện tranh cũng sẽ mang lại cho con cảm giác hứng thú và yêu thích tiếng Anh qua quá trình học. Vậy làm thế nào để lựa chọn những cuốn truyện tranh tiếng Anh phù hợp cho con học? Ba mẹ hãy cùng Pantado tổng hợp lại một số những kiến thức giúp con học tập hiệu quả hơn ba mẹ nhé!
Cách giúp con hứng thú hơn khi học tiếng Anh qua truyện tranh
Việc tạo cho con cảm giác hứng thú trong quá trình học tiếng Anh qua truyện tranh là điều khá quan trọng. Chính vì thế nên ba mẹ cũng cần lưu ý và tham khảo một số những phương pháp để giúp con tiến bộ trong quá trình học như:
Cho con học tiếng Anh qua truyện tranh mà con thích
Mỗi đứa trẻ đều có sự hứng thú và sở thích không giống nhau. Hãy tìm hiểu những đam mê của trẻ để chọn cho bé những bộ sách phù hợp với sở thích của trẻ, bé sẽ cảm thấy hứng thú để tìm hiểu và chăm chỉ đọc hơn.
Cho học tiếng Anh qua truyện tranh với nhiều hình ảnh màu sắc
Ở độ tuổi mầm non, tiểu học, vốn từ chưa nhiều, đồng thời các bạn nhỏ ở độ tuổi này đều không thích các cuốn sách quá nhiều chữ. Chúng sẽ thấy hấp dẫn hơn đối với những cuốn truyện có nhiều màu sắc, hình vẽ dễ thương, vui nhộn và độc đáo. Vì vậy mà ba mẹ nên chọn cho con những cuốn truyện đầy màu sắc nhé!
Tổng hợp những lợi ích khi cho con học tiếng Anh qua truyện tranh
Mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh
Lợi ích đầu tiên khi cho con học tiếng Anh qua truyện tranh đó là mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh cho trẻ. Mỗi cuốn sách đều sẽ truyền tải một ý nghĩa, vốn từ vựng riêng. Trẻ sẽ được tiếp xúc với vô số thể loại và ngôn ngữ đầy màu sắc. Các bạn nhỏ có thể hiện sự quan tâm đến một chủ đề cụ thể, chẳng hạn như khám phá không gian? Bằng cách cho bé tiếp xúc với chủ đề và đọc các loại sách khác nhau, bé sẽ bắt đầu dần dần khám phá ra được những đam mê và sở thích của mình để phát triển nó.
Giúp con phát triển kỹ năng tư duy
Một trong những lợi ích có thể kể đến khi cho trẻ học tiếng Anh qua truyện tranh đó là giúp con phát triển kỹ năng tư duy. Khi trẻ đang đọc hoặc nghe truyện, chúng đang suy nghĩ. Và đó chính là thời điểm hoàn hảo để đặt câu hỏi và phát triển kỹ năng tư duy phản biện của trẻ. Trong vài phút mỗi ngày, trong khi ba mẹ nghe con mình đọc to hoặc khi bạn đọc truyện cho con nghe, hãy hỏi các loại câu hỏi khác nhau về câu chuyện.Cha mẹ có thể hỏi nhiều kiểu tư duy khác nhau , tất cả những câu hỏi này sẽ kích thích con bạn phân tích những gì đã đọc, chứ không chỉ nghe một cách thụ động.
Giúp con tăng khả năng tập trung
Việc học tiếng Anh qua truyện tranh cũng sẽ giúp con tăng khả năng tập trung hơn. Không giống như xem màn hình ảnh hưởng tiêu cực đến não, đọc sách kích thích sự tập trung thực sự. Trẻ phải thực sự nghe, đọc và suy nghĩ về những gì chúng đang đọc hoặc nghe. Đọc sách và học qua truyện tranh có thể kéo dài thời gian tập trung tổng thể của trẻ. Từ đó giúp con thực hiện tốt hơn việc học ở trường và khi tham gia các hoạt động khác.
Giúp con gia tăng vốn kiến thức
Theo một số chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ có thể hấp thụ thông tin từ nhiều nguồn trong những năm đầu đời. Chúng không bao giờ ngừng học ở tuổi trưởng thành, nhưng khối lượng học tập lớn nhất xảy ra trong 6 năm đầu tiên. Trẻ em học từ vui chơi, trải nghiệm và sống. Học hỏi từ các thành viên trong gia đình, bạn bè, giáo viên và những người xa lạ.
Bên cạnh đó, các bạn nhỏ cũng có thể học từ truyền hình, internet, các chương trình máy tính, đài phát thanh và các thiết bị khác. Và trẻ em học từ sách rất nhiều. Trẻ được đọc để có xu hướng xây dựng kiến thức tổng quát và hiểu biết về thế giới xung quanh.
Các bạn nhỏ có thể tìm hiểu về những địa điểm, con người, sự kiện và sự vật khác nhau. Cho dù truyện hư cấu hay phi hư cấu, truyện cổ tích hay sách thông tin, con bạn sẽ học được nhiều khái niệm và ý tưởng khác nhau.
Giúp con yêu thích đọc sách
Một trong những lợi ích tuyệt vời của việc cùng nhau đọc sách mỗi ngày là cha mẹ đang hình thành một thói quen lành mạnh cho trẻ từ khi bé. Những đứa trẻ được bao quanh bởi những cuốn sách sẽ phát triển thành những người lớn biết đọc. Đọc sách sẽ trở thành một phần của con người và là một hoạt động thường ngày mà bé mong đợi hàng ngày.
Ngoài ra, ba mẹ có thể cho con tham gia khóa học tiếng Anh trực tuyến tại Anh ngữ Pantado
Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học.
Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!
Trẻ khôn lớn, khỏe mạnh lên từng ngày là cả một niềm vui, niềm hạnh phúc đối với các bậc làm cha, làm mẹ. Trên chặng hành trình dài nuôi dạy con, đặc biệt là những năm tháng đầu đời của trẻ ví như một “bài toán khó” mà ba mẹ phải giải quyết, bên cạnh đó cũng có không ít ba mẹ lo lắng, e ngại khi con gặp trở ngại, hay vấn đề chậm phát triển nào đó. Mà phổ biến là vấn đề chậm giao tiếp ở trẻ khiến cho ba mẹ không biết phải giải quyết như thế nào? Nếu các bậc phụ huynh đang gặp phải vấn đề tương tự như vậy thì bài viết dưới đây là dành cho ba mẹ đó, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Giai đoạn nào thì trẻ hình thành giao tiếp
Trong giai đoạn, 3 - 6 tháng tuổi bé đã bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp, bé đã biết hóng chuyện, lắng nghe và quan sát mọi người xung quanh. Lớn thêm một chút, thời gian từ 5 - 6 tháng là bé bắt đầu học theo âm thanh bé nghe được và bắt đầu thể hiện cảm xúc của mình. Tiếp theo đó là giai đoạn 6 - 9 tháng rồi 9 - 12 tháng, bé sẽ bắt đầu học phát âm, tất nhiên chỉ là một vài từ ngắn sau đó sẽ phát âm khoảng 3 từ và học theo người lớn để nói chuyện.
Giai đoạn 12 tháng trở đi bé sẽ học cách nói dài hơn, số từ bé có thể nói được liên tục là 6 từ và dần dần tăng lên qua thời gian. Ba mẹ sẽ không khỏi mừng vui khi 2 tuổi bé có thể nói được câu hoàn chỉnh và nói được những câu dài, các câu đơn giản. Thời gian này có thể coi là “cửa sổ vàng” để bé có thể ngôn ngữ không chỉ riêng tiếng Việt mà các ngôn ngữ khác đều học được. Ba mẹ hãy tận dụng điều này mà đồng hành cùng con và dạy cho bé cách nói chính xác và học ý nghĩa của các từ.
Trong giai đoạn tiếp theo từ 3 - 4 tuổi khả năng nói của bé được phát triển lên rất nhiều bởi bé có nhiều vốn từ hơn. Bé có thể thường xuyên ca hát và luôn đặt câu hỏi cho những thắc mắc của mình. Ba mẹ hãy giúp con giải đáp những điều con chưa biết.
2. Những dấu hiệu thường thấy ở trẻ chậm giao tiếp
Bên cạnh những đứa trẻ phát triển bình thường có những trẻ lại bị chậm nói hơn so với các bạn cùng trang lứa, một số những biểu hiện đối với trẻ chậm giao tiếp như:
Trẻ sau sinh: Bé thường ít phản ứng khi có âm thanh và cũng không phát ra âm thanh gây chú ý
Trẻ từ 3 - 4 tháng: bé ít cười và cũng không giao tiếp bằng mắt. Bé không phát ra âm thanh hoặc gây ồn ào một cách quá mức
Trẻ từ 4 - 7: Bé ngồi bị khó ăn, không nhạy với âm thanh và không tương tác với mọi người
Trẻ từ 7 - 12 tháng: Thường các bé sẽ bị khó khăn khi bò và đứng, không tò mò khám phá và không sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Trẻ từ 12 - 24 tháng: Các bé chậm nói, không chịu nói theo người lớn và không đáp lại được những yêu cầu cơ bản khi nghe. Bé cũng không thể nói liền mạch một lúc được trên 6 từ
Trẻ trên 2 tuổi: Bé chỉ bắt chước lại âm thanh hoặc hành động mà không nói ra thành từ. Ngoài ra bé cũng không làm theo những gì người lớn yêu cầu và chỉ nói đi nói lại vài từ, khả năng diễn đạt cơ bản không có Khi này cha mẹ cần mang con đi khám để con có thể được tác động giúp phục hồi khả năng ngôn ngữ.
3. Đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm giao tiếp?
Một trong những nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất đó là bé có thể bị tật hoặc có dấu hiệu bất thường ở các cơ quan phát âm như tai, mũi, họng và lưỡi. Hoặc bó bị khiếm khuyết tại cơ quan chỉ huy ngôn ngữ như dị tật não bộ dị tật bẩm sinh hay viêm màng não.
Bên cạnh đó tâm lý của trẻ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bé chậm giao tiếp: Có thể con đã chịu cú sốc tâm lý nào đó hoặc cha mẹ không gần gũi con, không trò chuyện và dạy con cách nói. Ngược lại cũng có một số phụ huynh chiều con quá đà, không bắt bé luyện nói khiến bé bị chậm nói, lười nói.
Trẻ bị mắc chứng tự kỷ: Những trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ không giao tiếp như trẻ bình thường, chúng thường không có phản ứng khi nghe âm thanh, không giao tiếp bằng ánh mắt và gần như không nói chuyện. Ba mẹ khi này cần có phương pháp dạy phù hợp bởi việc dạy trẻ tự kỷ sẽ khó khăn rất nhiều so với trẻ thông thường.
Khi đã nắm được nguyên nhân gây chậm nói ở con, các bậc phụ huynh cần cố gắng khắc phục, quan tâm và tập luyện cùng con nhiều nhất có thể. Tùy thuộc vào độ tuổi của con mà có thể đưa ra phương pháp phù hợp giúp bé có thể phát triển theo từng giai đoạn.
Trẻ càng biết nói càng sớm càng tốt, đặc biệt trước khi được 3 tuổi, bởi đây chính là thời điểm vàng giúp các bé phát triển, não bộ bé lúc này đang phát triển một cách tốt nhất. Giai đoạn 3 - 6 tuổi não rã phát triển chậm hơn, việc tiếp thu kiến thức của bé dần chậm lại. Và nếu để qua 6 tuổi thì khả năng khắc phục tình trạng bé chậm giao tiếp càng khó khăn.
4. Phương pháp dạy trẻ chậm giao tiếp tại nhà
Từ những dấu hiệu và nguyên nhân chính gây ra việc trẻ chậm nói và bị hạn chế khả năng ngôn ngữ. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách làm sau đây để có thể dạy con một cách tốt nhất, giúp bé tăng cường khả năng giao tiếp của mình.
4.1. Nói cho bé hiểu những gì ba mẹ đang làm
Một cách khác để dạy trẻ chậm nói đó chính là cho trẻ vừa nghe vừa nhìn nhận trực quan. Khi nói chuyện cha mẹ nên vừa nói vừa chỉ rõ và giải thích cho bé hiểu bằng cách chỉ vào sự vật mà cha mẹ đang nhắc tới và nói lặp đi lặp lại.
Ví dụ như trong tình huống thực tế như ba mẹ nói rằng bé “nhặt bóng” thì hãy lặp đi lặp lại hành động nhặt bóng và phát âm rõ 2 từ “nhặt bóng” để bé có thể hiểu. Dần dần bé có thể nhận thức được những gì bạn đang nói và ghi nhớ lại sau đó học nói theo.
4.2. Trả lời trẻ
Ba mẹ nên thường xuyên quan sát xem con đang cần gì, muốn gì để trả lời cho con. Khi được cha mẹ đáp lại trẻ sẽ cảm thấy hào hứng hơn và bắt đầu nói nhiều hơn. Hãy đáp lại con để con có được sự tương tác qua lại và cảm thấy có động lực hơn khi giao tiếp.
4.4. Giao tiếp với trẻ nhiều hơn
Hơn ai hết, các bậc làm cha làm mẹ là người giao tiếp, tiếp xúc với con hằng ngày vì vậy ba mẹ dành thời gian trò chuyện cùng với con nhiều hơn dù bé có phản ứng lại hay không. Dù bận đến đâu thì cũng nên dành thời gian ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để trò chuyện cùng bé, đặc biệt là với những bé bị chậm nói.
Có không ít mẹ bầu, tận dụng khoảng thời gian này để thai giáo cho con, ba mẹ nên tập cho trẻ nói sớm bằng cách dạy bé phát âm những từ đơn giản như ba, mẹ, bà,...bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần để bé bắt chước. Hãy thật kiên nhẫn dạy bé và khuyến khích, cỗ vũ bé khi bé làm theo.
Khi trẻ đã biết nói, ba mẹ hãy nói thật chậm rãi, phát âm rõ từng từ một để bé có thể học nói chính xác các từ. Tuyệt đối không được nói ngọng vì trẻ khó bắt chước hoặc tạo thành thói quen nói sai. Hơn nữa khi nói chuyện cũng nên biểu đạt cảm xúc qua ánh mắt, cử chỉ và nói chuyện với con mọi lúc, mọi nơi khi có thể.
4.5. Tạo môi trường cho bé tiếp xúc
Để có thể dạy bé nói một cách tự nhiên, ba mẹ hãy tạo ra các môi trường giao tiếp để bé có thể tiếp xúc. Bên cạnh đó, các bạn nhỏ cần được gặp gỡ với các bạn cùng trang lứa của mình hoặc gặp người lạ để bé có nhiều môi trường giao tiếp hơn.
Ba mẹ có thể cho bé chơi cùng với các bạn bằng tuổi để bé có thể giao tiếp dễ dàng, phù hợp và dần tự tin hơn khi trao đổi. Có thể cho bé chơi với các bạn cùng xóm hay cho bé đi học, đi picnic, dã ngoại để bé gặp được nhiều bạn hơn.
4.6. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ
Trong giai đoạn tập nói, phần lớn là các bé sẽ phát âm sai, không chuẩn hay thậm chí là nói ngọng, bị líu lưỡi. Ba mẹ tuyệt đối không bắt chước cách nói chuyện của con để tránh việc con hiểu sai, hình thành các thói quen nói sai, khiến việc chỉnh phát âm về sau sẽ rất khó khăn. Hãy nói một cách rõ ràng và lặp đi lặp lại để bé có thể học theo.
4.7. Để trẻ chủ động giải quyết các vấn đề
Khi gặp vấn đề gì đó và muốn giải thích với cha mẹ bé sẽ cố diễn đạt bằng ngôn từ hoặc sử dụng ngôn ngữ hình thể và thái độ, cử chỉ. Cha mẹ hãy để con chủ động để con có thể học được cách nói. Đồng thời hãy khuyến khích và hỗ trợ con khi con cần, quan sát xem con đang muốn nói điều gì để có thể dạy con biểu đạt.
4.8. Đọc sách, kể chuyện, hát cho bé nghe
Ba mẹ có thể đọc sách, kể chuyện hay hát cho bé nghe để bé có thể phát huy khả năng ngôn ngữ của mình. Bé sẽ hứng thú hơn khi được nghe vần điệu từ bài thơ, cách nhấn nhá khi đọc truyện và nghe các giai điệu từ bài hát.
Chắc chắn rồi, các bạn nhỏ sẽ không khỏi hứng thú, vui vẻ và cảm thấy thoải mái hơn khi học từ mới bằng những cách này. Các chuyên gia cũng khuyên ba mẹ nên sử dụng các phương pháp này để dạy con, vừa giúp con học được nhiều từ mới, vừa tăng sự gắn kết giữa ba mẹ và con cái.
5. Lưu ý cho cha mẹ khi dạy trẻ chậm nói
Dạy trẻ chậm nói cần sự kiên nhẫn và một số kỹ năng cơ bản. Cha mẹ cũng nên lưu tâm những điều sau để có thể dạy bé một cách tốt nhất.
5.1. Ba mẹ cần theo dõi trẻ sát sao
Ba mẹ chính là người bạn đồng hành tốt nhất trong hành trình lớn lên của trẻ nhỏ. Cùng con luyện tập, theo dõi sự tiến bộ của con, đồng hành cùng con trong mọi hoạt động để con có thể học cách giao tiếp nhanh nhất. Đồng thời chính cha mẹ cũng là tấm gương sáng cho con học theo, dành nhiều thời gian cho con hơn để có thể dạy con tốt nhất.
5.2. Nói các từ ngắn, chậm rãi
Ba mẹ sử dụng các từ ngắn khi dạy trẻ chậm giao tiếp và hãy nói thật chậm các từ mà đang muốn dạy con. Sử dụng các từ ngắn, từ đơn như bà, mẹ, đi,...để bé có thể dễ dàng học theo. Hãy kết hợp giữa việc luyện nói và nhìn hình ảnh trực quan để bé có thể học một cách nhanh nhất.
5.3. Không nóng vội hay gượng ép trẻ
Quá trình luyện tập cùng con cần có sự kiên nhẫn và dành nhiều thời gian. Cha mẹ không nên ép buộc trẻ gây nên sự khó chịu hay tâm lý lo sợ ở con. Hãy luôn lắng nghe con và cổ vũ con khi con nói được một từ nào đó. Không được tỏ ra khó chịu hay mất bình tĩnh khi con nói chậm, cho bé thời gian và đợi bé nói được từ bé muốn nói.
Như vậy, bằng những kinh nghiệm đã được tìm hiểu và đúc kết, Pantado đã chia sẻ tới các bậc phụ huynh về phương pháp dạy trẻ bị chậm giao tiếp. Từ đó ba mẹ có thể quan sát và tham khảo ba mẹ nhé!
Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, sự chuyển dịch và đổi mới trong giáo dục cũng thể hiện rõ rệt khi càng ngày, việc học tiếng Anh trực tuyến đang trở nên phổ biến và sẵn sàng thay thế cách học truyền thống bất cứ lúc nào. Hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích mà phương pháp này đem lại ba mẹ nhé!
1. Thời gian học tập linh hoạt, học bất kỳ khung giờ nào
Chắc chắn rồi, so với cách học truyền thống thì học tiếng Anh online linh hoạt thời gian học tập, các con được lựa chọn thời gian học linh hoạt theo thời khóa biểu của mình thay vì gò bó như thời gian học ở trung tâm tiếng Anh offline như cố định thời gian học tập, cần có mặt đúng giờ học…
2. Dễ dàng theo dõi tiến độ học tập
Với hình thức thức học tiếng Anh online, các thầy cô, phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi quá trình học tập của con. Điều này khác biệt hoàn toàn so với hình thức truyền thống bởi sĩ số trên một lớp học offline thường có sĩ số đông, thầy cô giáo khó có thể theo sát với tiến độ học tập của từng bạn mà hình thức học tiếng Anh online lại hoàn toàn làm được điều đó.
3. Chủ động lựa chọn giờ học, giáo viên học
Khác với việc học truyền thống, học theo thời gian học cố định và giáo viên phân công giảng dạy sẵn, việc học tiếng Anh online học sinh có thể chủ động lựa chọn giáo viên đồng hành trong quá trình học tập. Ba mẹ cũng có thể lựa chọn học theo thời gian trống riêng của con mà không cần chờ lớp đủ người, đủ sĩ số so với hình thức học truyền thống.
4. Không còn trở ngại về khoảng cách địa lý
Thay vì phải đưa đi đón về khi cho con học ở trung tâm tiếng Anh offline thì ba mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn cho con học tiếng Anh online tại nhà vừa tiết kiệm chi phí đi lại, vừa đảm bảo an toàn.
5. Tiết kiệm chi phí
Hầu hết, học phí ở các trung tâm tiếng Anh online thường có học phí thấp hơn so với hình thức học truyền thống, học ở các trung tâm tiếng Anh offline. Tất cả những gì con cần để một tiết học tiếng Anh online là chỉ cần có smartphone, máy tính bảng hoặc là laptop có kết nối internet là có thể học bắt đầu học ở mọi lúc, mọi nơi.
Pantado - Trung tâm đi đầu trong lĩnh vực giảng dạy trực tuyến, Pantado không ngừng cố gắng để đem đến những buổi học thật hiệu quả, thú vị, giúp con có thêm cảm hứng yêu thích tiếng Anh hơn. Với hệ thống bài học thú vị, hình thức học tương tác trực tiếp, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, giáo trình chuẩn quốc tế, lộ trình cá nhân hóa, Pantado đã và đang nỗ lực từng ngày xây dựng hệ sinh thái giáo dục toàn diện cho trẻ.
Ra đời với sứ mệnh lan tỏa nhiều hơn nữa những tri thức giá trị đến cộng đồng - những người có niềm tin yêu và thực sự mong muốn góp phần vào sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là Tiếng Anh và nuôi dạy con, dự án hợp tác tuyển sinh của Pantado đã khởi động và có được sự ủng hộ đông đảo của các ông bố, bà mẹ đang trên hành trình nuôi dạy con.
Cùng xem 4 bước để trở thành “đại sứ giáo dục”, cùng Pantado và chuyên gia Phan Hồ Điệp lan tỏa những giá trị tốt đẹp dưới đây nhé!
Bước 1: Đăng ký tìm hiểu chương trình
Bước 2: Tư vấn 1-1
Ba mẹ sẽ tìm hiểu sâu hơn về Pantado qua sản phẩm, chương trình đại lý và cách thức hợp tác cũng như con đường trở thành đại lý tuyển sinh. Các câu hỏi của ba mẹ cũng sẽ được giải đáp trực tiếp ở bước này.
Bước 3: Trở thành đại lý của Pantado
Bước 4: Đào tạo chuyên sâu
Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng nền tảng dành cho đại lý tuyển sinh, bước đào tạo chuyên sâu còn là sự đồng hành sâu sắc của chuyên gia giáo dục Phan Hồ Điệp về những kiến thức giáo dục, nuôi dạy con để từ đó hành trình cùng con sẽ trở nên dễ dàng và hạnh phúc hơn.
🌱 Cùng sự kết nối những điều đẹp đẽ giữa Pantado với chuyên gia giáo dục Phan Hồ Điệp và các kênh đại lý - các bố mẹ có cùng triết lý giáo dục, chương trình hợp tác tuyển sinh chắc chắn sẽ tạo ra một hệ sinh thái giáo dục lành mạnh, để từ đó có những thế hệ học sinh với trải nghiệm học tập đầy hứng khởi và hạnh phúc.
📍 Chung tay tạo dựng và lan tỏa những giá trị tốt đẹp cùng Pantado, hãy nhanh tay click vào đường link bên dưới để trở thành đại lý ngay hôm nay Ba mẹ nhé!
👉 𝐡𝐭𝐭𝐩𝐬://𝐛𝐢𝐭.𝐥𝐲/𝟑𝐳𝟏𝐇𝐀𝐩𝐭
Đưa trí tuệ cảm xúc vào lớp học tiếng Anh - Dự án đặc biệt của PANTADO do giám đốc chuyên môn Phan Hồ Điệp trực tiếp phát triển
“Khi đứa trẻ được học và tìm hiểu về cảm xúc, đứa trẻ đó sẽ trở nên thông minh hơn trong trí tuệ cảm xúc của mình. Và trí tuệ cảm xúc sẽ dẫn dắt đứa trẻ biết quản lý cảm xúc, giảm đi các hành vi có vấn đề, biết cách ra quyết định và đặc biệt là biết sống với sự đồng cảm với lòng biết ơn, với trái tim trắc ẩn. “
Đó cũng chính là ý tưởng đặt nền móng cho dự án đưa trí tuệ cảm xúc vào lớp học Tiếng Anh tại Pantado.
⚡ Chị Điệp chia sẻ: “Với vai trò giám đốc chuyên môn tại Pantado, mình mang theo những ấp ủ về dự án đưa trí tuệ cảm xúc vào lớp học Tiếng Anh của trẻ. Mình mong muốn sẽ giúp cho các bạn nhỏ không chỉ học Tiếng Anh mà còn trở nên thông minh hơn trong trí tuệ cảm xúc qua mỗi phần học và thực hành nho nhỏ.
Đây cũng là chương trình đầu tiên ở Việt Nam kết hợp 2 yếu tố giữa Tiếng Anh và trí tuệ cảm xúc.”
Các ba mẹ hãy đón chờ và cùng nhau đồng hành trong chương trình đặc biệt này.
⚡ Cùng với dự án trí tuệ cảm xúc, Anh ngữ Pantado đã và đang triển khai chương trình hợp tác tuyển sinh. Không chỉ giúp ba mẹ có thêm thu nhập mà đây còn là hành động gieo mầm những giá trị tốt đẹp về giáo dục chân chính và kiến tạo nên một hệ sinh thái giáo dục lành mạnh để từ đó có những thế hệ học sinh với trải nghiệm học tập đầy hứng khởi, hạnh phúc.