Phát triển kỹ năng

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ NÂNG CAO 4 KỸ NĂNG TRONG TIẾNG ANH?

Để sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh, các bạn cần phải nắm chắc 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết, 4 kỹ năng này chính là tiền đề để các bạn học sinh nâng cao khả năng, trình độ tiếng Anh của mình. Mặc dù vậy, không phải bạn nào cũng có thể học đồng đều các kỹ năng tiếng Anh này. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giúp trẻ nâng cao 4 kỹ năng trong tiếng Anh? Ngay trong bài viết dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ chi tiết cho các bậc phụ huynh về chủ đề này nhé!

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ N NG CAO 4 KỸ NĂNG TRONG TIẾNG ANH?

 

Làm sao để rèn luyện 4 kỹ năng trong tiếng Anh?

Có rất nhiều các bạn học sinh học các kỹ năng đọc, viết rất tốt nhưng ngược lại các kỹ năng nghe, nói thì chưa được tốt, mà điều này lại ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học của con sau này. Do vậy mà cần phải học một đồng đều cả 4 kỹ năng này. Ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp học tiếng Anh cho con như:

Đối với kỹ năng nói: Để con tự học kỹ năng luyện nói tiếng Anh không phải là một cách hay bởi, khi giao tiếp cần phải có người luyện tập, và điều quan trọng hàng đầu đó chính là cần có đồng hành của các bậc cha mẹ. Ba mẹ hay các anh chị em trong nhà sẽ giúp cho các con hứng thú hơn với việc luyện nói và khuyến khích và giúp bé tăng động lực học tiếng Anh một cách tốt nhất.

Chính những điều trên, các bạn nhỏ sẽ có thói quen suy nghĩ và nói tiếng Anh hàng ngày cũng như giao tiếp cùng người thân trong gia đình bằng ngôn ngữ thứ hai này. Việc giao tiếp tiếng Anh hàng ngày với bé không chỉ giúp nâng cao kỹ năng nói của bé mà còn giúp bé ghi nhớ từ vựng tốt hơn. 

Bằng cách làm này, ba mẹ có thể cùng bé chào buổi sáng mỗi khi thức dậy bằng tiếng Anh hay hỏi thăm nhau và các bé sẽ học theo những câu trả lời khác nhau. Bên cạnh đó phụ huynh cũng nên cố gắng tận dụng những tình huống thường ngày ở nhà để dạy bé nói tiếng Anh hay chỉ vào các đồ vật trong nhà bằng tiếng Anh với bé. Các bạn nhỏ sẽ phải lặp lại theo đúng phát âm, trọng âm và ngữ điệu đã học của từ tiếng Anh đó.

Đối với kỹ năng nghe: Với kỹ năng này, ba mẹ có thể cho bé học luyện nghe hàng ngày thông qua nhiều hình thức khác nhau từ cấp độ dễ cho đến nâng cao, đảm bảo giúp cho kỹ năng nghe của bé tiến bộ hơn rất nhiều. Dẫu vậy, phương pháp luyện kỹ năng nghe này cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, tính cách hay sở thích để có thể đem lại hiệu quả học tập cao. Vì vậy, ba mẹ cần phải lựa chọn ra loại video luyện nghe phù hợp cho bé để tăng sự hứng thú khi học tiếng Anh. 

Đối với kỹ năng viết: Các bạn học sinh có thể tập viết tiếng Anh bằng cách tập viết chữ tiếng Anh có nghĩa hàng ngày. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng có thể đưa ra một chủ đề nhỏ và tham khảo ý kiến của bé về chủ đề đó. Tuy nhiên các bé cũng cần được hướng dẫn dàn bài cùng một số từ vựng và văn phạm trước khi bắt đầu viết để đảm bảo mang lại hiệu quả học cao. Các bé khi nhận được sự giúp đỡ từ cha mẹ chắc chắn sẽ tăng động lực học cao hơn rất nhiều. 

Đối với kỹ năng đọc: Các bé khi học tiếng Anh thường có xu hướng hỏi những từ, những câu mà bản thân không hiểu. Thế nên, các bậc phụ huynh lúc này cần phải bên cạnh con và giải đáp những thắc mắc đó cũng như dạy bé cách đọc từ và câu. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên khuyến khích bé đọc sách thường xuyên giúp mang lại vốn từ vựng được trau dồi nhiều hơn. Việc đọc sách này còn bổ sung cho bé những kiến thức của cuộc sống xung quanh và tích lũy khả năng phân tích của bé ngay từ khi còn nhỏ.

Cách giúp con rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

Ngoài những điều mà Pantado đã chia sẻ ở phần bên trên, ba mẹ cũng cần phải có những điều cần lưu ý trong quá trình con luyện 4 kỹ năng tiếng Anh. Bởi những điều đó sẽ giúp cho con giữ vững niềm đam mê và cảm giác hứng thú với tiếng Anh.

Nên chia nhỏ lượng kiến thức tiếng Anh cho bé

Việc chia nhỏ lượng kiến thức tiếng Anh cho bé theo từng phần giúp cho bé không bị quá tải và cảm thấy chán nản. Phương pháp này giúp bé cảm thấy thoải mái hơn trong mỗi buổi học và dần chinh phục từng mục tiêu nhỏ cũng như nắm chắc kiến thức hơn rất nhiều.

Nên xác định mục tiêu học tiếng Anh ngay từ đầu cho bé

Định hướng cũng như xác định mục tiêu học tiếng Anh của bé ngay từ đầu giúp các bậc phụ huynh dễ dàng đưa ra phương pháp tự học tiếng Anh phù hợp cho bé. Nếu các bậc phụ huynh muốn cho bé đi du học thì việc thành thạo các kỹ năng tiếng Anh vô cùng quan trọng nên các bé sẽ phải thường xuyên giao tiếp và sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống.

Nên chú trọng thực hành bằng cách thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh

Các bậc phụ huynh cần cho bé áp dụng các kiến thức tiếng Anh đã học vào trong giao tiếp hàng ngày để giúp bé nâng cao khả năng nói. Chính vì thế, qua mỗi buổi học, các bé nên thực hành nhuần nhuyễn trước khi chuyển sang các nội dung bài học khác.
Như vậy, để giúp con rèn luyện và phát triển đồng đều 4 kỹ năng nghe nói đọc viết trong tiếng Anh thì ba mẹ hãy khuyên con luyện tập hằng ngày, có thể không cần quá nhiều, và hy vọng rằng những thông tin bên trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình đồng hành cùng con chinh phục tiếng Anh của mình.


 

BA MẸ PHẢI LÀM SAO KHI TRẺ CHẬM GIAO TIẾP?

Trẻ khôn lớn, khỏe mạnh lên từng ngày là cả một niềm vui, niềm hạnh phúc đối với các bậc làm cha, làm mẹ. Trên chặng hành trình dài nuôi dạy con, đặc biệt là những năm tháng đầu đời của trẻ ví như một “bài toán khó” mà ba mẹ phải giải quyết, bên cạnh đó cũng có không ít ba mẹ lo lắng, e ngại khi con gặp trở ngại, hay vấn đề chậm phát triển nào đó. Mà phổ biến là vấn đề chậm giao tiếp ở trẻ khiến cho ba mẹ không biết phải giải quyết như thế nào? Nếu các bậc phụ huynh đang gặp phải vấn đề tương tự như vậy thì bài viết dưới đây là dành cho ba mẹ đó, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!  

 

Ba mẹ phải làm sao khi tre chậm giao tiếp

 

1. Giai đoạn nào thì trẻ hình thành giao tiếp

Trong giai đoạn, 3 - 6 tháng tuổi bé đã bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp, bé đã biết hóng chuyện, lắng nghe và quan sát mọi người xung quanh. Lớn thêm một chút, thời gian từ 5 - 6 tháng là bé bắt đầu học theo âm thanh bé nghe được và bắt đầu thể hiện cảm xúc của mình. Tiếp theo đó là giai đoạn 6 - 9 tháng rồi 9 - 12 tháng, bé sẽ bắt đầu học phát âm, tất nhiên chỉ là một vài từ ngắn sau đó sẽ phát âm khoảng 3 từ và học theo người lớn để nói chuyện.
Giai đoạn 12 tháng trở đi bé sẽ học cách nói dài hơn, số từ bé có thể nói được liên tục là 6 từ và dần dần tăng lên qua thời gian. Ba mẹ sẽ không khỏi mừng vui khi 2 tuổi bé có thể nói được câu hoàn chỉnh và nói được những câu dài, các câu đơn giản. Thời gian này có thể coi là “cửa sổ vàng” để bé có thể ngôn ngữ không chỉ riêng tiếng Việt mà các ngôn ngữ khác đều học được. Ba mẹ hãy tận dụng điều này mà đồng hành cùng con và dạy cho bé cách nói chính xác và học ý nghĩa của các từ.
Trong giai đoạn tiếp theo từ 3 - 4 tuổi khả năng nói của bé được phát triển lên rất nhiều bởi bé có nhiều vốn từ hơn. Bé có thể thường xuyên ca hát và luôn đặt câu hỏi cho những thắc mắc của mình. Ba mẹ hãy giúp con giải đáp những điều con chưa biết.

2. Những dấu hiệu thường thấy ở trẻ chậm giao tiếp

Bên cạnh những đứa trẻ phát triển bình thường có những trẻ lại bị chậm nói hơn so với các bạn cùng trang lứa, một số những biểu hiện đối với trẻ chậm giao tiếp như:
Trẻ sau sinh: Bé thường ít phản ứng khi có âm thanh và cũng không phát ra âm thanh gây chú ý
Trẻ từ 3 - 4 tháng: bé ít cười và cũng không giao tiếp bằng mắt. Bé không phát ra âm thanh hoặc gây ồn ào một cách quá mức
Trẻ từ 4 - 7: Bé ngồi bị khó ăn, không nhạy với âm thanh và không tương tác với mọi người
Trẻ từ 7 - 12 tháng: Thường các bé sẽ bị khó khăn khi bò và đứng, không tò mò khám phá và không sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Trẻ từ 12 - 24 tháng: Các bé chậm nói, không chịu nói theo người lớn và không đáp lại được những yêu cầu cơ bản khi nghe. Bé cũng không thể nói liền mạch một lúc được trên 6 từ
Trẻ trên 2 tuổi: Bé chỉ bắt chước lại âm thanh hoặc hành động mà không nói ra thành từ. Ngoài ra bé cũng không làm theo những gì người lớn yêu cầu và chỉ nói đi nói lại vài từ, khả năng diễn đạt cơ bản không có Khi này cha mẹ cần mang con đi khám để con có thể được tác động giúp phục hồi khả năng ngôn ngữ.

3. Đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm giao tiếp?

Một trong những nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất đó là bé có thể bị tật hoặc có dấu hiệu bất thường ở các cơ quan phát âm như tai, mũi, họng và lưỡi. Hoặc bó bị khiếm khuyết tại cơ quan chỉ huy ngôn ngữ như dị tật não bộ dị tật bẩm sinh hay viêm màng não.
Bên cạnh đó tâm lý của trẻ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bé chậm giao tiếp: Có thể con đã chịu cú sốc tâm lý nào đó hoặc cha mẹ không gần gũi con, không trò chuyện và dạy con cách nói. Ngược lại cũng có một số phụ huynh chiều con quá đà, không bắt bé luyện nói khiến bé bị chậm nói, lười nói.
Trẻ bị mắc chứng tự kỷ: Những trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ không giao tiếp như trẻ bình thường, chúng thường không có phản ứng khi nghe âm thanh, không giao tiếp bằng ánh mắt và gần như không nói chuyện. Ba mẹ khi này cần có phương pháp dạy phù hợp bởi việc dạy trẻ tự kỷ sẽ khó khăn rất nhiều so với trẻ thông thường.
Khi đã nắm được nguyên nhân gây chậm nói ở con, các bậc phụ huynh cần cố gắng khắc phục, quan tâm và tập luyện cùng con nhiều nhất có thể. Tùy thuộc vào độ tuổi của con mà có thể đưa ra phương pháp phù hợp giúp bé có thể phát triển theo từng giai đoạn.
Trẻ càng biết nói càng sớm càng tốt, đặc biệt trước khi được 3 tuổi, bởi đây chính là thời điểm vàng giúp các bé phát triển, não bộ bé lúc này đang phát triển một cách tốt nhất. Giai đoạn 3 - 6 tuổi não rã phát triển chậm hơn, việc tiếp thu kiến thức của bé dần chậm lại. Và nếu để qua 6 tuổi thì khả năng khắc phục tình trạng bé chậm giao tiếp càng khó khăn.

4. Phương pháp dạy trẻ chậm giao tiếp tại nhà

Từ những dấu hiệu và nguyên nhân chính gây ra việc trẻ chậm nói và bị hạn chế khả năng ngôn ngữ. Ba mẹ có thể tham khảo một số cách làm sau đây để có thể dạy con một cách tốt nhất, giúp bé tăng cường khả năng giao tiếp của mình.

4.1. Nói cho bé hiểu những gì ba mẹ đang làm

Một cách khác để dạy trẻ chậm nói đó chính là cho trẻ vừa nghe vừa nhìn nhận trực quan. Khi nói chuyện cha mẹ nên vừa nói vừa chỉ rõ và giải thích cho bé hiểu bằng cách chỉ vào sự vật mà cha mẹ đang nhắc tới và nói lặp đi lặp lại.
Ví dụ như trong tình huống thực tế như ba mẹ nói rằng bé “nhặt bóng” thì hãy lặp đi lặp lại hành động nhặt bóng và phát âm rõ 2 từ “nhặt bóng” để bé có thể hiểu. Dần dần bé có thể nhận thức được những gì bạn đang nói và ghi nhớ lại sau đó học nói theo.

4.2. Trả lời trẻ

Ba mẹ nên thường xuyên quan sát xem con đang cần gì, muốn gì để trả lời cho con. Khi được cha mẹ đáp lại trẻ sẽ cảm thấy hào hứng hơn và bắt đầu nói nhiều hơn. Hãy đáp lại con để con có được sự tương tác qua lại và cảm thấy có động lực hơn khi giao tiếp.

4.4. Giao tiếp với trẻ nhiều hơn

Hơn ai hết, các bậc làm cha làm mẹ là người giao tiếp, tiếp xúc với con hằng ngày vì vậy ba mẹ dành thời gian trò chuyện cùng với con nhiều hơn dù bé có phản ứng lại hay không. Dù bận đến đâu thì cũng nên dành thời gian ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để trò chuyện cùng bé, đặc biệt là với những bé bị chậm nói.
Có không ít mẹ bầu, tận dụng khoảng thời gian này để thai giáo cho con, ba mẹ nên tập cho trẻ nói sớm bằng cách dạy bé phát âm những từ đơn giản như ba, mẹ, bà,...bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần để bé bắt chước. Hãy thật kiên nhẫn dạy bé và khuyến khích, cỗ vũ bé khi bé làm theo.
Khi trẻ đã biết nói, ba mẹ hãy nói thật chậm rãi, phát âm rõ từng từ một để bé có thể học nói chính xác các từ. Tuyệt đối không được nói ngọng vì trẻ khó bắt chước hoặc tạo thành thói quen nói sai. Hơn nữa khi nói chuyện cũng nên biểu đạt cảm xúc qua ánh mắt, cử chỉ và nói chuyện với con mọi lúc, mọi nơi khi có thể.

4.5. Tạo môi trường cho bé tiếp xúc

Để có thể dạy bé nói một cách tự nhiên, ba mẹ hãy tạo ra các môi trường giao tiếp để bé có thể tiếp xúc. Bên cạnh đó, các bạn nhỏ cần được gặp gỡ với các bạn cùng trang lứa của mình hoặc gặp người lạ để bé có nhiều môi trường giao tiếp hơn.
Ba mẹ có thể cho bé chơi cùng với các bạn bằng tuổi để bé có thể giao tiếp dễ dàng, phù hợp và dần tự tin hơn khi trao đổi. Có thể cho bé chơi với các bạn cùng xóm hay cho bé đi học, đi picnic, dã ngoại để bé gặp được nhiều bạn hơn.

4.6. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Trong giai đoạn tập nói, phần lớn là các bé sẽ phát âm sai, không chuẩn hay thậm chí là nói ngọng, bị líu lưỡi. Ba mẹ tuyệt đối không bắt chước cách nói chuyện của con để tránh việc con hiểu sai, hình thành các thói quen nói sai, khiến việc chỉnh phát âm về sau sẽ rất khó khăn. Hãy nói một cách rõ ràng và lặp đi lặp lại để bé có thể học theo.

4.7. Để trẻ chủ động giải quyết các vấn đề

Khi gặp vấn đề gì đó và muốn giải thích với cha mẹ bé sẽ cố diễn đạt bằng ngôn từ hoặc sử dụng ngôn ngữ hình thể và thái độ, cử chỉ. Cha mẹ hãy để con chủ động để con có thể học được cách nói. Đồng thời hãy khuyến khích và hỗ trợ con khi con cần, quan sát xem con đang muốn nói điều gì để có thể dạy con biểu đạt.

4.8. Đọc sách, kể chuyện, hát cho bé nghe

Ba mẹ có thể đọc sách, kể chuyện hay hát cho bé nghe để bé có thể phát huy khả năng ngôn ngữ của mình. Bé sẽ hứng thú hơn khi được nghe vần điệu từ bài thơ, cách nhấn nhá khi đọc truyện và nghe các giai điệu từ bài hát.
Chắc chắn rồi, các bạn nhỏ sẽ không khỏi hứng thú, vui vẻ và cảm thấy thoải mái hơn khi học từ mới bằng những cách này. Các chuyên gia cũng khuyên ba mẹ nên sử dụng các phương pháp này để dạy con, vừa giúp con học được nhiều từ mới, vừa tăng sự gắn kết giữa ba mẹ và con cái.

5. Lưu ý cho cha mẹ khi dạy trẻ chậm nói

Dạy trẻ chậm nói cần sự kiên nhẫn và một số kỹ năng cơ bản. Cha mẹ cũng nên lưu tâm những điều sau để có thể dạy bé một cách tốt nhất.

5.1. Ba mẹ cần theo dõi trẻ sát sao

Ba mẹ chính là người bạn đồng hành tốt nhất trong hành trình lớn lên của trẻ nhỏ. Cùng con luyện tập, theo dõi sự tiến bộ của con, đồng hành cùng con trong mọi hoạt động để con có thể học cách giao tiếp nhanh nhất. Đồng thời chính cha mẹ cũng là tấm gương sáng cho con học theo, dành nhiều thời gian cho con hơn để có thể dạy con tốt nhất.

5.2. Nói các từ ngắn, chậm rãi

Ba mẹ sử dụng các từ ngắn khi dạy trẻ chậm giao tiếp và hãy nói thật chậm các từ mà đang muốn dạy con. Sử dụng các từ ngắn, từ đơn như bà, mẹ, đi,...để bé có thể dễ dàng học theo. Hãy kết hợp giữa việc luyện nói và nhìn hình ảnh trực quan để bé có thể học một cách nhanh nhất.

5.3. Không nóng vội hay gượng ép trẻ

Quá trình luyện tập cùng con cần có sự kiên nhẫn và dành nhiều thời gian. Cha mẹ không nên ép buộc trẻ gây nên sự khó chịu hay tâm lý lo sợ ở con. Hãy luôn lắng nghe con và cổ vũ con khi con nói được một từ nào đó. Không được tỏ ra khó chịu hay mất bình tĩnh khi con nói chậm, cho bé thời gian và đợi bé nói được từ bé muốn nói.
Như vậy, bằng những kinh nghiệm đã được tìm hiểu và đúc kết, Pantado đã chia sẻ tới các bậc phụ huynh về phương pháp dạy trẻ bị chậm giao tiếp. Từ đó ba mẹ có thể quan sát và tham khảo ba mẹ nhé! 

PHÁT TRIỂN TƯ DUY NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 TUỔI NHƯ THẾ NÀO?

Ở độ tuổi lên 5, trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn chuyển cấp từ mầm non lên cấp tiểu học, lúc này, các con đang hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Đó cũng là lý do mà các ba mẹ, thầy cô bắt đầu dạy ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này. Sự trang bị phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là hành trang vững chắc giúp con tự tin hơn. Vậy phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi như thế nào?

Trẻ 5 tuổi phát triển ra sao?

Đối với ba mẹ, việc chứng kiến con mình lớn lên mỗi ngày vốn dĩ rất bình thường. Vậy nhưng đối với mỗi đứa trẻ, thêm một tuổi con lại thêm được những kỹ năng mới, biết thêm nhiều điều hay, khám phá thế giới muôn hình vạn trạng bằng cách của riêng con. Để biết chính xác cần dạy trẻ 5 tuổi những gì, ba mẹ nên nắm được một số đặc điểm của trẻ ở giai đoạn phát triển này. 
Người hiểu con nhất, chứng khiến con khôn lớn mỗi ngày không ai khác ngoài các bậc làm cha, làm mẹ. Ở trẻ lên 5 ba mẹ có thể thấy rõ những đặc điểm, hay sự phát triển của con như:

Nhận thức được kỹ năng vui chơi

Tất nhiên rằng, ba mẹ không thể ép con thích chơi bóng đá phải chơi trò xếp hình và ngược lại trong giai đoạn bé lên 5 tuổi. Lúc này, trẻ biết sử dụng tay thành thạo gần như người lớn để chơi những trò chơi tỉ mỉ như cắt dán, vẽ, luồn dây, ném bóng trúng đích. Chính bởi vậy mà, để áp dụng bài học cho trẻ 5 tuổi, ba mẹ không thể bỏ qua đặc điểm này.

Hình thành sở thích học tập tùy bộ môn

Mỗi đứa trẻ có một sở thích khác nhau, và việc học tập cũng vậy, có trẻ học Toán bằng cách đếm con số, cộng trừ nhân chia thành thạo nếu được người lớn hướng dẫn từ trước đó, có đứa trẻ lại yêu thích bộ môn vẽ bằng nét bút ngây thơ vẽ nên trang giấy những hình thù con tưởng tượng ra. Và những môn học như Tiếng Anh qua bài hát, qua nói chuyện hằng ngày, qua video hằng ngày. 

Khả năng bắt chước người lớn

Trẻ trong giai đoạn 5 tuổi con cũng có khả năng bắt trước người lớn, chúng có thể bắt trước cách ứng xử giao tiếp xã hội như người lớn. Trẻ lễ phép, ngoan ngoãn, nghe lời, nếu người lớn làm gương. Tận dụng điều đó, các bậc phụ huynh có thể áp dụng bài học cho trẻ 5 tuổi đầu tiên mà ba mẹ nên áp dụng tại nhà. Ngoài ra, khi ở trường cùng bạn bè, thầy cô, trẻ 5 tuổi cũng đã học được những bài học hay, biết hòa đồng, biết tự kết bạn, chọn bạn mà con thích để chơi. 

Trẻ 5 tuổi cần học những gì? 

“Trẻ 5 tuổi thì cần học những gì?” Đây cũng là câu hỏi mà nhiều bặc phụ huynh băn khoăn. Để trả lời câu hỏi này, ba mẹ tham khảo một vài những thông tin có thể trang bị cho trẻ 5 tuổi nhé!

Tập làm quen với bảng chữ cái và các con số 

Điều đầu tiên, ba mẹ có thể dạy con bằng việc tập làm quen với bảng chữ cái và các con số. Với trẻ 5 tuổi không chỉ đơn giản là bài học về các chữ cái, con số, về giờ giấc, quy định, về trang phục, về cách học, cách viết chữ, cầm bút mà còn học các kỹ năng khác. Theo chương trình mới nhằm tránh tâm lý sợ học, nhà trường yêu cầu ba mẹ tạo điều kiện tâm lý thoải mái nhất cho con. Ba mẹ nên tránh tối đa việc ép con học bài tại nhà, cố gắng hoàn thành chương trình học trong ngày tại lớp, về nhà con được vui chơi. 

Phát triển ngôn ngữ cho bé 5 tuổi

Khi trẻ bước vào lớp 1, con sẽ được đánh giá thường xuyên và định kỳ với các môn học cố định trong khung chương trình được quy định như Toán, Tiếng Việt, Nghệ Thuật. Theo đó, các chuyên gia ngôn ngữ và giáo dục sớm luôn khuyến khích ba mẹ cho con tiếp cận với tiếng Anh sớm, tận dụng giai đoạn “Cửa sổ vàng” (0-6 tuổi) của con. 

Bài học cho trẻ 5 tuổi phát triển tư duy

Mỗi môn học ba mẹ cần tham gia vào và tương tác với con để tăng tính gắn kết và tạo hứng thú. Trẻ luôn cần môi trường vui vẻ để hấp thụ kiến thức nên ba mẹ nên dành thật nhiều thời gian cho bé trong khoảng thời gian quan trọng nhất này. Một số bài toán tư duy sẽ là bài học cho trẻ 5 tuổi như: Bài toán so sánh các con vật, đồ vật, ghép hình tam giác, hình tròn, vuông vào chỗ trống, bài toán tô màu, bài toán tìm số đúng, số lớn, bài toán tô màu, bài toán với tiếng Anh, bài toán quy luật…đều là gợi ý mà ba mẹ nên áp dụng chơi với con từ khi bé chạm mốc 5 tuổi. Càng chơi các trò chơi này, phản xạ về màu sắc, hình khối và các con số càng nhanh. Bé làm Toán sẽ càng tốt hơn trong các lớp sau này. 

Bài học cho trẻ 5 tuổi phát triển ngôn ngữ tiếng Việt

Bên cạnh kiến thức về Toán thì trẻ 5 cần biết những bài học về phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt cơ bản. Ba mẹ có thể dạy con luyện phát âm 29 chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt cơ bản bằng cách dạy từng chữ, kết hợp với các hình ảnh, chữ cái riêng biệt…để con nắm vững và không quên. Ngoài ra, ba mẹ có thể dạy con cách phát âm bằng các bài học tập tô, tập vẽ, phân biệt là gì và các dấu. Thông qua đó, để bé nhớ lâu thì nên kết hợp hình ảnh trực quan, các trò chơi nối từ, chọn từ, phân biệt, so sánh để bé hiểu rõ ý nghĩa từng cụm từ. Làm được điều này, khi bé vào lớp 1, bài học về Tiếng Việt sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

Bài học cho trẻ 5 tuổi phát triển ngôn ngữ tiếng Anh

Tiếng Anh dành cho trẻ nhỏ có rất nhiều phương pháp, có thể qua bài hát hằng ngày, qua video, qua trò chuyện, đồ vật, qua hội thoại, qua trò chơi, qua món ăn, qua thế giới xung quanh. Ngoài ra, ba mẹ có thể cho con tham gia khóa học tiếng Anh trực tuyến tại Anh ngữ Pantado.
Trung tâm Anh ngữ Pantado áp dụng phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn Châu Âu, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. Pantado sẽ là người đồng hành, duy trì động lực học tiếng Anh cho con trong suốt quá trình học giúp con tự tin hơn.
Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Ba mẹ có thể đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!

CÁCH GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT SAO CHO HIỆU QUẢ?

Tuy vậy, việc cung cấp cho con những kiến thức về giáo dục thể chất là điều vô cùng quan trọng, điều này có giúp con khỏe mạnh hơn. Vậy cách giúp trẻ phát triển thế chất sao cho hiệu quả? Là câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn và cần được giải đáp. Ngay bài viết bên dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh chi tiết về chủ đề giáo dục thể chất cho trẻ, ba mẹ có thể tham khảo nhé!

Tầm quan trọng khi giáo dục thể chất cho trẻ?

Khi được trang bị những kỹ năng, đầy đủ những kiến thức về phát triển thể chất chắc chắn sẽ giúp con biết cách để rèn luyện tăng khả năng sức khỏe, đề kháng cho bản thân. Không chỉ vậy, giáo dục thể chất cũng sẽ mang lại một số những điểm vượt trội, giúp ích cho con như:
Tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ: Nếu trẻ được giáo dục thể chất thì đồng nghĩa với việc giúp trẻ nâng cao đề kháng tự nhiên. Đề kháng tự nhiên này chính là một lớp áo giáp hiệu quả bảo vệ trẻ trước nhiều bệnh tật.
Giúp trẻ có thể cơ thể khỏe mạnh: Ngoài việc tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ, giáo dục thể chất còn giúp cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh nhất. Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được giáo dục thể chất bài bản thường rất ít ốm.
Giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, tình cảm, kỹ năng sống: Khi cơ thể trẻ khỏe mạnh sẽ ham học hỏi hơn và hiệu quả của việc học hỏi sẽ cao hơn. Qua phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ giúp con tự cải thiện các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp được tốt hơn và giúp trẻ có được thái độ tích cực nhất để nhìn nhận mọi việc.

Các phương pháp phát triển thể chất cho trẻ

Hoạt động thể chất không dừng lại ở việc vận động, thể dục mà còn có rất nhiều hoạt động liên quan đến cơ thể giúp con khỏe mạnh hơn. Ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp phát triển thể chất cho trẻ như:

Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ

Với phương pháp này, ba mẹ có thể lựa chọn một số trò chơi vận động hấp dẫn như: Bịt mắt bắt dê, kéo co, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây... Những trò chơi này đều khiến mọi đứa trẻ thích thú và tất nhiên hiệu quả thể chất cũng cao hơn rất nhiều.

Tổ chức hoạt động vui chơi dã ngoại cho trẻ

Tổ chức các hoạt động vui chơi, dã ngoại là một trong những phương pháp phát triển thể chất vô cùng tốt đối với trẻ. Khi trẻ được hòa mình vào thiên nhiên bất cứ đứa trẻ nào cũng thích thú và vô cùng hiếu động. Trẻ vừa được vận động, vui chơi lại vừa có thể học hỏi được rất nhiều điều bổ ích khi tiếp xúc với thế giới rộng lớn bên ngoài.

Tổ chức những giờ thể dục cho trẻ

Ngoài các hoạt động đã được đề cập bên trên, ba mẹ cũng có thể thiết kế thời gian biểu với sự xuất hiện của những hoạt động tập thể dục. Ba mẹ cần thực hiện mẫu về các động tác thể dục để trẻ có thể bắt chước theo chuẩn xác hơn. Mỗi ngày rèn luyện sẽ giúp trẻ ý thức được tính kỷ luật và hình thành thói quen tập thể dục hiệu quả cho trẻ khi lớn lên.

Nhảy múa thông qua các bài hát

Ba mẹ hãy tận dụng âm nhạc, bài hát để lồng ghép phát triển thể chất cho trẻ bằng cách làm theo các động tác nhảy, múa theo âm nhạc, điều này sẽ giúp con có cảm giác hứng thú hơn trong quá trình vận động và phát triển thể chất một cách hiệu quả hơn.
Những lưu ý khi áp dụng các phương pháp phát triển thể chất cho trẻ
Để việc giáo dục thể chất cho trẻ đạt được hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý một số những điều sau:

Tạo cho con thói quen từ sớm

Ở trẻ nhỏ, chúng thường chưa ý thức được việc bị cho vào khuôn khổ, do vậy mà việc tạo thói quen tập thể dục, hoạt động thể chất cho trẻ cũng khá vất vả. Với việc này, ba mẹ có thể linh hoạt thay đổi các phương pháp sẽ giúp trẻ cảm thấy thú vị hơn, hào hứng hơn. 

Chú ý thời gian giáo dục hợp lý

Chắc chắn rằng không phải thời gian nào trong ngày cũng tốt cho trẻ để tập thể chất. Ba mẹ cần dựa vào thời gian biểu mỗi ngày của trẻ để có được những sắp xếp hợp lý nhất. Thời gian thích hợp nhất đó là vào buổi sáng ngủ dậy, thời gian buổi chiều chính là lúc mà cha mẹ có thể giáo dục thể chất hiệu quả. Đây đều là thời điểm mà trẻ có nguồn năng lượng dồi dào và không làm ảnh hưởng tới các hoạt động khác của con.

Đa dạng các hình thức để tạo cảm hứng cho trẻ

Để tạo cảm hứng cũng như giúp trẻ háo hức mong chờ đến giờ giáo dục thể chất cha mẹ hãy linh hoạt thay đổi các hình thức giáo dục khác nhau. Cụ thể cha mẹ có thể lựa chọn mỗi ngày một hình thức tập luyện để tạo cảm hứng cho trẻ. Đặc biệt cha mẹ cũng cần lựa chọn thêm nhiều vật dụng hỗ trợ để giúp trẻ cảm thấy thú vị hơn.

Kết hợp giáo dục thể chất với chế độ dinh dưỡng

Trẻ tập luyện thể chất để đảm bảo mang đến hiệu quả tốt nhất ba mẹ cần phải kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng phù hợp. Sau mỗi giờ hoạt động thể chất chắc chắn trẻ sẽ nhanh đói và muốn ăn. Vì vậy sau mỗi giờ hoạt động thể chất của con, ba mẹ hãy chuẩn bị đồ ăn nhẹ cho trẻ. Các bữa chính cần đa dạng thực phẩm hơn để giúp trẻ ăn ngon hơn. Đặc biệt cha mẹ cũng cần lưu ý đến các thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp bổ sung năng lượng cho bé và giúp trẻ có sức khỏe tốt nhất.
Với những kinh nghiệm đã được đúc kết, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về cách giúp trẻ phát triển thể chất hiệu quả. Thông qua bài viết trên, hy vọng sẽ mang lại những lợi ích cho ba mẹ trong quá trình nuôi con khôn lớn, khỏe mạnh.

CÓ NÊN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GLENN DOMAN CHO TRẺ KHÔNG?

Trong những năm đầu đời ở trẻ, sự ảnh hưởng bởi những phương pháp giáo dục, nuôi dạy trẻ của các bậc phụ huynh là vô cùng lớn. Là bậc làm cha, làm mẹ ai ai cũng muốn con chúng ta khôn lớn, phát triển và trưởng thành lên từng ngày. Và chắc hẳn đâu đó ba mẹ cũng đã từng nghe qua về những phương pháp nuôi dạy con khoa học, mà điển hình là phương pháp Glenn Doman. Lý thuyết của phương pháp là vậy nhưng việc áp dụng phương pháp đó như thế nào để đạt được hiệu quả cao thì rất ít ba mẹ làm được. Ở bài viết bên dưới đây, ba mẹ hãy cùng Pantado đi tìm hiểu về chủ đề có nên áp dụng phương pháp Glenn Doman cho trẻ không? 

Những yếu tố chính của phương pháp Glenn Doman mang lại là gì?

Để trả lời cho câu hỏi rằng có nên áp dụng phương pháp Glenn Doman cho trẻ thì trước tiên ba mẹ hãy cùng tìm hiểu một số những điểm chính mà phương pháp Glenn Doman mang lại. Bởi nếu kỳ vọng ở phương pháp quá nhiều mà không áp dụng đúng cách thì chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả cao. Để đạt được tính hiệu quả cao, đòi hỏi ba mẹ cần phải có sự kết hợp khéo léo, linh hoạt giữa nhiều phương pháp khác nhau mà đặc biệt là phù hợp với con. Dưới đây là một số những tiêu chí mà phương pháp Glenn Doman mang lại như:

Phù hợp nhất với giai đoạn “Cửa sổ vàng”

Giai đoạn “Cửa sổ vàng” từ 0-6 tuổi, tốc độ tiếp thu của trẻ khá nhanh, nhờ khả năng chụp, lưu giữ hình ảnh nguyên mảng của não phải. Chính vì những điều này, ba mẹ giáo dục trẻ theo phương pháp Glenn Doman trong thời điểm này sẽ giúp con thu nạp kiến thức một cách vô cùng hiệu quả.

Phương pháp Glenn Doman dễ áp dụng

So với những phương pháp khác thì có thể sẽ phải đợi cho đến khi trẻ đủ tuổi tới trường mới có thể bắt đầu. Còn đối với phương pháp này, ba mẹ có thể thể áp dụng cho con ngay tại nhà. sẽ không mất quá nhiều thời gian tìm hiểu hay thực hiện cho con. Ba mẹ chỉ cần dạy bé 5-7 phút ở mỗi buổi học, tận dụng tối đa thời gian rảnh ngắn ngủi mà vẫn mang lại kết quả học tập tốt cho trẻ. Và đặc biệt, học liệu của phương pháp này cũng rất đơn giản, cha mẹ chỉ cần chuẩn bị 3 bộ thẻ là đủ.

Giải pháp hữu hiệu cho ba mẹ bận rộn 

Không ít ba mẹ có dự định giáo dục con ngay khi mới được sinh ra, nhưng đến cuối cùng lại không thể sắp xếp được thời gian. Bởi vậy, để có thể đạt được mục tiêu mà mình đặt ra, ba mẹ nên tìm hiểu và áp dụng phương pháp Glenn Doman ngay từ khi mang bầu hoặc thời gian ở cữ. Bằng cách này mẹ nên tạo thói quen ngày 1-3 lần tráo thẻ, mỗi lần tương tác cùng con khoảng 5-7 phút để giúp bé nhanh chóng tiếp cận thông tin, kiến thức. Và kết quả mang lại không chỉ giúp con phát triển toàn diện cả về tư duy, nhận thức, cảm xúc và vận động.

Có nên áp dụng phương pháp Glenn Doman cho con không?

Phương pháp Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Với việc ứng dụng khả năng chụp ảnh nguyên mảng của não phải, giúp con học tập cũng như tiếp nhận thông tin về từ, lượng, thế giới xung quanh một cách nhanh chóng, dễ dàng. Một số những lợi ích mà phương pháp Glenn Doman này mang lại như: 

Tăng khả năng giao tiếp

Vốn từ vựng là cơ sở để giúp con linh hoạt trong giao tiếp, nhanh biết nói, sớm biểu đạt suy nghĩ của mình thông qua lời nói. Phương pháp Glenn Doman sẽ tạo điều kiện để ba mẹ dễ dàng tương tác với bé nhiều hơn, giúp con có thể liên kết ngôn ngữ nhanh và tăng khả năng giao tiếp.

Rèn luyện tính chủ động, tự học

Với việc dạy trẻ làm quen, nhớ mặt chữ. Khi đã nắm được 300 từ căn bản, con dần hiểu ra cách liên kết các từ ngữ với nhau. Từ đó, kích thích sự hứng thú và giúp trẻ chủ động trong quá trình học tập.

Mở rộng vốn từ

Bằng việc tráo thẻ từ phương pháp Glenn Doman, vốn từ vựng của con sẽ tăng lên một cách đáng kể. Chương trình học này được áp dụng cho trẻ từ 0-6 tuổi bao gồm 300 thẻ với 200 thẻ từ đơn và 100 thẻ từ ghép.

Dạy trẻ biết làm toán

Toán học chính là một cách giúp kích thích não bộ liên tục suy nghĩ cũng như tìm cách giải quyết vấn đề. Qua đó, trẻ sẽ học được cách tư duy, sáng tạo, thông minh hơn mỗi khi tham gia trò chơi hay khám phá thế giới xung quanh.

Nhận biết chủ đề

Bộ thẻ thế giới xung quanh giúp con nhận thức cơ bản đa dạng với nhiều chủ đề khác nhau. Từ đó, cung cấp cho trẻ lượng lớn kiến thức phổ thông, từ những thông tin cơ bản nhất như tự nhiên, các loài động vật, rau củ quả, các loài hoa,… cho đến những lĩnh vực khác là âm nhạc, nghệ thuật, khoa học, địa lý.

Cách áp dụng phương pháp Glenn Doman hiệu quả nhất

Phương pháp giáo dục Glenn Doman sở hữu những ưu điểm nhất định. Bên cạnh đó, ba mẹ không nên áp dụng một cách máy móc để dạy con, hay kỳ vọng quá nhiều rằng Glenn Doman là đủ để giáo dục một cách hoàn thiện sớm cho trẻ.
Phương pháp Glenn Doman sẽ tận dụng lợi thế từ việc tráo thẻ để cung cấp một lượng lớn kiến thức và tạo dựng nền tảng cho con. Trẻ có thể mở rộng được vốn từ vựng, số lượng, cũng như biết nhiều hơn về thế giới xung quanh.
Phương pháp này sẽ học qua thẻ để kích thích thị giác, thính giác của trẻ. Nhưng vì các hình ảnh không phải vật thật, nên sẽ không thể đem lại những trải nghiệm thực tế cho bé.
Điều này lý giải vì sao ba mẹ nên kết hợp Glenn Doman với những phương pháp khác. Ba mẹ có thể kết hợp việc dạy phương pháp này với trải nghiệm thực tế ngoài thiên nhiên để giúp con liên kết những kiến thức đã học cùng với thực tế. 
Với những thông tin mà Pantado đã chia sẻ ở bài viết bên trên, hy vọng rằng sẽ cung cấp một số kiến thức bổ ích dành cho các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ TIỂU HỌC?

Ngoài những kiến thức nền tảng mà ba mẹ cần cần chuẩn bị cho trẻ khi bước vào cánh cửa tiểu học thì việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con là một điều cũng vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ, và nên dạy trau dồi những kỹ năng gì cho trẻ tiểu học. Nếu các bậc phụ huynh đang gặp phải những nỗi băn khoăn như vậy thì hãy tham khảo bài viết ở bên dưới đây nhé!

Dạy cho trẻ kỹ năng chào hỏi mọi người

Kỹ năng chào hỏi khi bắt đầu một cuộc giao tiếp là việc làm đầu tiên, chính bởi vậy mà các bậc phụ huynh nên dạy trang bị cho con cách chào hỏi lịch sự, niềm nở, lễ phép với người khác, đặc biệt là với những người lớn tuổi. Trẻ cần được biết chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu cần có trong các buổi gặp mặt, chuyện trò. Với những việc làm đó vừa giúp tăng kỹ năng ứng xử cho trẻ vừa giúp con có thể phát triển chỉ số cảm xúc một cách tốt hơn.

Dạy trẻ biết tôn trọng người lớn tuổi

Đây là một trong những kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học rất quan trọng. Trẻ cần học cách xưng hô đúng mực khi giao tiếp với người lớn mới có thể trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép. Khi gặp người lớn, ba mẹ nên dạy trẻ nói chuyện một cách tôn trọng, lịch sự, dạ thưa. Một số trẻ quen thói gật hay lắc đầu, hay trả lời trống không, cha mẹ cần quan sát và nhắc nhở bé, dạy bé một cách chậm rãi và kiên nhẫn.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ sẽ giúp con tự tin hơn. Ví dụ như hãy khuyến khích bé phát biểu trước cả lớp, bày tỏ quan điểm của mình hoặc cho bé tham gia các cuộc thi để bé có thể mạnh dạn hơn khi đứng trước người khác. Bên cạnh đó cũng sẽ rất cần sự động viên, khích lệ từ các thầy cô, ba mẹ để trẻ lấy lại sự tự tin. Khen trẻ khi trẻ làm tốt để bé thoải mái, vui vẻ hơn khi giao tiếp với mọi người.

Dạy trẻ giao tiếp lịch sự

Trong độ tuổi này, ba mẹ và thầy cô hãy dạy cho con biết cách trả lời một câu hoàn chỉnh, có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ để thể hiện phép lịch sự, tôn trọng.  Dạy cho bé hiểu phép lịch sự, sử dụng từ ngữ như thế nào cho đúng. Ba mẹ cũng cần thực hành thật tốt để con có thể noi theo.

Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi

Ba mẹ nên dạy trẻ có thói quen cảm ơn khi nhận được quà và nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Lời cảm ơn cần chân thành, thể hiện sự lịch sự, yêu quý và tôn trọng những người đã giúp đỡ tặng quà mình, và nhắc nhở trẻ dùng hai tay để đón nhận quà từ người khác. Biết sử dụng lời xin lỗi cũng rất quan trọng để bày tỏ sự hối hận khi bản thân mắc lỗi. Lời xin lỗi phải chân thành, bắt nguồn từ sâu bên trong và có thái độ mong muốn được tha thứ một cách rõ ràng. 

Dạy trẻ biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác

Kỹ năng lắng nghe cũng rất quan trọng trong giao tiếp. Trẻ cần lắng nghe một cách kỹ càng, tôn trọng cảm xúc và quan điểm của người khác. Nếu có ý kiến hay quan điểm khác nên đợi lắng nghe hết sau đó đưa ra góp ý và quan điểm của riêng mình, không được chỉ trích, chê bai hay cắt ngang lời của người khác. Tạo được thói quen này cho trẻ sẽ giúp trẻ có thể phát triển một cách văn minh, lịch sự, rất có lợi cho bé sau này.

Dạy trẻ biết giữ trật tự nơi công cộng

Trẻ cần được dạy phép lịch sự tối thiểu khi ở nơi công cộng đó chính là giữ trật tự, không nói to, nhõng nhẽo, nô đùa quá trớn tại nơi đông người. Cha mẹ nên giải thích lý do tại sao trẻ cần như vậy, để cho trẻ hiểu nếu mình làm ồn sẽ ảnh hưởng tới những người xung quanh và như vậy sẽ bị đánh giá là người kém thông minh, thiếu văn minh, lịch sự nơi công cộng.

Dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm cần được dạy cho trẻ từ sớm. Trẻ sẽ học được cách tương tác với mọi người xung quanh. Trao đổi, góp ý, hỗ trợ mọi người làm việc cùng với đó là học thêm cách bày tỏ quan điểm cá nhân. 
Trong quá trình làm việc nhóm sẽ phát huy nhiều vấn đề, từ đó trẻ sẽ học được cách giải quyết các vấn đề phát sinh. Khi này trẻ cần được thầy cô và cha mẹ hướng dẫn để biết cách xử lý tình huống sao cho phù hợp. Giúp trẻ nhận thức được nhiều hơn, làm phong phú khả năng giao tiếp cũng như giúp bé nhận thức được rất nhiều điều.
Như vậy với những kỹ năng mà bé đã được trang bị trước khi bước vào cánh cửa tiểu học, sẽ giúp con có thêm sự tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. Đồng thời, những kỹ năng đó góp phần hình thành nhân cách, phép lịch sự đối với mọi người xung quanh. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong hành trình nuôi dạy con.

 

CÁCH DẠY TRẺ 2 TUỔI HỌC CHỮ MÀ BA MẸ NÊN BIẾT?

Là một bậc làm cha làm mẹ, ai ai cũng mong muốn rằng con khôn lớn, thông minh và phát triển nên từng ngày. Việc trang bị ngoài những bài học, kỹ năng thì việc dạy chữ cho con khi trẻ lên 2 tuổi đang ngày càng được nhiều ba mẹ quan tâm đến. Tuy vậy, trong quá trình dạy con đặc biệt là giai đoạn đầu khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh gặp không ít khó khăn. Vậy có những cách dạy trẻ 2 tuổi học chữ mang lại hiệu quả cao không? Nếu các bậc phụ huynh đang gặp phải những vấn đề đó thì hãy cùng tham khảo hết bài viết bên dưới đây ba mẹ nhé!

Giải đáp nỗi băn khoăn trẻ 2 tuổi có học được chữ không?

Ở độ tuổi lên 2, trẻ thường có những biểu hiện rằng chúng thì thích làm những điều mình thích như: chơi đồ chơi,...Điều này chính là mấu chốt khiến cho ba mẹ gặp trở ngại lớn cho việc dạy con học chữ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở tuổi lên 2 là trẻ rất nhạy bén trong việc học theo những hoạt động của người lớn và chúng bắt chước người lớn rất tốt. Đồng thời trẻ trong giai đoạn này đang dần nhận thức mọi thứ nên tư duy ghi nhớ cực tốt. Chính vì những điều này nên ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp dạy dỗ trong giai đoạn này nhé. 

Các cách dạy trẻ 2 tuổi học chữ hiệu quả

Việc hay trang bị những kiến thức gì cho trẻ cũng đòi ba mẹ cần có một phương pháp giảng dạy chuẩn mực, khoa học và phù hợp với con. Dưới đây, Pantado gợi ý tới các ba mẹ những cách dạy trẻ 2 tuổi học chữ hiệu quả nhất, ba mẹ có thể tham khảo nhé!

Vừa học vừa chơi

Giai đoạn này trẻ thường hứng thú với những trò chơi thú vị, thu hút trẻ, hãy tận dụng những điều này mà các bậc phụ huynh nên xen lẫn hoạt động vừa học vừa chơi, ba mẹ có thể chuẩn bị một số bộ đồ dùng đồ chơi như các bảng chữ cái. Sau đó, tham gia các trò chơi nhỏ cùng con để bé nhận diện được mặt chữ, hoặc là học chữ qua bài hát cũng là một cách giúp con hứng thú hơn đó.

Áp dụng mọi lúc mọi nơi

Với phương pháp này ba mẹ có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi, ví dụ như sau khi con đã quen với tất cả mặt chữ thì trong giờ chơi, giờ tắm, giờ xem tivi, giờ ăn. Ba mẹ có thể lồng ghép một vài câu hỏi vào để củng cố kiến thức cho bé. Khi đó, ba mẹ sẽ tiến hành đánh vần để bé đọc theo và hình dung được cách ghép chữ. Một ví dụ khác như: hôm nay cả nhà ăn cơm với cá thì mẹ có thể hỏi con “Con gì đây?”. Khi con đưa ra đáp án là “cá” thì mẹ sẽ tiếp tục đánh vần tiếng “cá” để bé đọc theo. Cách dạy không mang tính ép buộc như thế này sẽ kích thích sự hợp tác của con và không bao giờ bị nhàm chán.

Thường xuyên đọc truyện cùng con 

Thường xuyên đọc truyện cho bé nghe trước khi ngủ cũng là một phương pháp học chữ mang lại hiệu quả cao đó các ba mẹ ạ! Ba mẹ hãy cùng con đọc một cuốn truyện tranh mang ý nghĩa giáo dục. Thói quen tốt này sẽ giúp tăng sự cảm thụ của con và hình thành ý thức tốt đẹp.

Tham khảo những tài liệu hay, sách truyện tranh để dạy trẻ 2 tuổi học chữ hiệu quả

Sách, truyện là tài liệu cực kỳ quan trọng trong công cuộc dạy trẻ 2 tuổi học chữ. Những câu chuyện với câu thoại ngắn gọn, dễ đọc theo sẽ giúp trẻ tiếp thu rất nhanh. Trong nhà có thành viên nhí 2 tuổi thì ba mẹ có thể tham khảo và chọn một số cuốn sách sau để dạy con:
Mẹ Hỏi Bé Trả Lời của tác giả nổi tiếng Yosbook, Xiao Li do Kim Đồng xuất bản. Nội dung sách là những câu hỏi xoay quanh các chủ đề về chữ cái, con vật, cây cối,... giúp khơi dậy trí thông minh của bé.
Sách Bách khoa toàn thư cho bé 1-2 tuổi trọn bộ 8 cuốn do công ty Tân Việt phát hành. Trong bộ sách này trẻ sẽ được tiếp cận với chữ cái, con số, loại vật xung quanh,... Nội dung sách ngắn gọn, dễ hiểu, hình ảnh đáng yêu rất thu hút trẻ.

Dạy bé 2 tuổi học chữ cái ba mẹ cần chú ý những gì?

Bé ở độ tuổi hiếu động và thích len lỏi mọi ngóc ngách thì không thể nào ép con ngồi yên một chỗ để học. Cho nên ba mẹ cần khéo léo trong việc chọn nội dung, cách thức cũng như bối cảnh học hợp lý nhất. 
Theo đó, để con chủ động hợp tác và mang đến kết quả học chữ tốt thì ba mẹ nên: Tạo không khí vui vẻ để con chủ động tham gia; Chọn nội dung học phù hợp với độ tuổi phát triển của bé; Không cứng nhắc trong phương pháp dạy; Đề tài học phong phú, thú vị kích thích tinh thần học hỏi con; Không gò bó trong sách vở, linh động thời gian và không gian học; Kiên nhẫn với bé và chọn những câu hỏi mở để kích thích sự hoạt ngôn; Dạy bé 2 tuổi học chữ không được gò bó hay ép buộc trẻ học.
Những thông tin trên mà Pantado đã cung cấp cho các bậc phụ huynh hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho ba mẹ trong hành trình nuôi dạy con một cách hiệu quả hơn.

BA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ KHÍCH LỆ CON HAM HỌC?

Ngày nay, xã hội công nghệ phát triển dẫn tới có vô số yếu tố gây nên sự mất tập trung của trẻ, khiến bé không còn nhiều yêu thích đối với việc học tập. Và chắc hẳn nhiều cha mẹ cũng đang “đánh vật” với suy nghĩ làm sao để khiến con có thể ham học hơn.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, với những sở thích, phong cách học tập khác nhau. Có những bé thích học bằng việc nghe người khác giải thích, nhưng cũng có những bé thích học qua các hình ảnh sinh động, có những bé lại cần học bằng trải nghiệm thực tế,... Những đứa trẻ được hướng dẫn, giáo dục đúng trong những năm đầu đời sẽ có một nền tảng vững chắc cho việc phát triển sau này.

 

Khi trẻ còn nhỏ, thế giới xung quanh đối với bé đều thật mới lạ, bé tò mò về tất cả mọi thứ. Lúc này trẻ như một tờ giấy trắng vậy. Và đây chính là cơ hội tốt nhất để cha mẹ có thể xây dựng niềm yêu thích học tập cho con.

Trẻ sẽ bắt chước những gì cha mẹ làm. Vậy nên việc đơn giản nhất mà cha mẹ nên làm là nêu gương, tạo thói quen cho trẻ. Nếu bé nhìn thấy cha mẹ yêu thích việc học thì bé sẽ có hứng thú với học tập hơn. Nếu bé nhìn thấy cha mẹ đọc sách thường xuyên (tất nhiên là với một thái độ tích cực) thì bé cũng sẽ có niềm thích thú với việc đọc. Và thường thì những trẻ thích đọc sách cũng sẽ thích học tập. Đọc sách không chỉ giúp trẻ có vốn từ vựng phong phú mà còn giúp não bộ phát triển tốt hơn.

Khi nhắc đến việc học thì hầu hết các bé đều phải học theo kiểu học nhồi, học vẹt, học dưới sự kiểm soát của cha mẹ. Chính các việc này đã làm giảm sự hứng thú của trẻ đối với việc học, trẻ sẽ không còn thích thậm chí là ghét học. Hướng dẫn trẻ trong quá trình học là quan trọng nhưng cha mẹ nên cho con được đưa ra ý kiến, lựa chọn về việc học tập. Hãy khuyến khích con tự khám phá những chủ đề, môn học mà bé yêu thích.

Những pháp để khích lệ con học tập tốt hơn

1. Học tập dựa trên các trò chơi, hoạt động cũng là một cách thú vị để cha mẹ dạy con những khái niệm, kiến thức mới. Khi trẻ tham gia vào một trò chơi, bé sẽ được trải nghiệm niềm vui thích khi được học điều mới, thúc đẩy bé muốn tìm hiểu thêm nữa và ham học hơn.
2. Hãy khuyến khích con khám phá thế giới xung quanh bất cứ khi nào có thể. Cha mẹ chỉ cần đặt các câu hỏi đơn giản cho con, để con động não, suy nghĩ, phân tích về những gì mà bé đang được trải nghiệm. Biến mỗi ngày đều trở thành ngày học tập sẽ giúp bé phát triển được động lực để có thể học ở lớp, ở nhà hay bất cứ chỗ nào.

3. Và cha mẹ hãy nhớ luôn dành những lời khen ngợi về sự nỗ lực của con kiên nhẫn với kết quả con đạt được và không so sánh con với những trẻ khác, dù đạt được thành quả ít hay nhiều thì bé vẫn luôn cần lời động viên của cha mẹ. Chúng giống như là công cụ thúc đẩy bé học tập, vượt qua những thử thách tốt hơn đó. Tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của cha mẹ sẽ luôn là nguồn động lực tốt nhất dành cho con.