Tin Mới
Trong tiếng Anh, đại từ là nằm trong một phần ngữ pháp tiếng Anh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chắc hẳn trong quá trình học các hầu hết các bạn nhỏ cũng đã gặp ít nhất một lần về đại từ. Tuy vậy để hiểu và nắm chắc kiến thức về đại từ một cách rõ ràng thì không phải bạn nhỏ nào cũng làm được. Để giúp con hiểu hơn về đại từ, ba mẹ phải làm thế nào? Đừng lo lắng, bài viết bên dưới sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về các đại từ thường gặp nhất, ba mẹ có thể tham khảo cho các con nhé!
1. Vậy đại từ trong tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, đại từ có thể gọi (pronouns) là những từ dùng để thay thế cho danh từ chỉ người hoặc vật cụ thể trong câu, đoạn văn. Thông qua đó, người đọc vẫn hiểu được rằng chúng ta đang đề cấp đến đối tượng nào. Có thể kể đến một số đại từ như she, we, you, yourself, each other.
2. Đại từ thay thế cho danh từ như thế nào?
Đối với phần đại từ thay thế cho danh từ, vì 1 câu khó tránh khỏi trường hợp lặp lại danh từ nhiều lần khiến diễn đạt câu không hay. Chính vì thế nên đại từ giúp câu nghe tự nhiên hơn, không mắc lỗi lặp từ.
3. Một số đại từ trong tiếng Anh mà học sinh cần nắm được
Ngay sau đây, Pantado sẽ cung cấp cho các bạn học sinh một số đại từ thường gặp và phổ biến nhất để con có thể nắm vững kiến thức này nhé!
3.1. Đại từ nhân xưng (personal pronouns)
Đại từ nhân xưng là loại đại từ thông dụng nhất mà hầu hết các bạn học sinh được học hay sử dụng từ chương trình tiểu học, trung học cơ sở.
Đại từ nhân xưng được dùng để thay thể (đại diện) cho danh từ/cụm danh từ chỉ người hoặc vật. Đại từ nhân xưng lại được chia thành hai nhóm nhỏ với 2 chức năng tương ứng: Subjective pronouns (Đại từ nhân xưng chủ ngữ); Objective pronouns (Đại từ nhân xưng tân ngữ).
3.2. Đại từ nhân xưng làm chủ ngữ (subjective pronouns)
Đại từ nhân xưng chủ ngữ bao gồm những từ sau: i, we, you, they, he, she, it. Các đại từ nhân xưng trong bảng trên được sử dụng làm chủ ngữ, đứng trước động từ.
3.3. Đại từ nhân xưng làm tân ngữ (objective pronouns)
Đại từ nhân xưng làm tân ngữ bao gồm những từ sau: me, you, him, her, it, them, us. Các đại từ nhân xưng trong bảng trên được sử dụng làm tân ngữ, đứng sau động từ trong câu.
3.4. Đại từ sở hữu (Possessive pronouns)
Đại từ sở hữu được dùng để thay thế cho danh từ (chỉ người, vật) đã được nhắc đến trước đó mà có chứa tính từ sở hữu. Ví dụ: Her book is interesting. Mine is boring (cuốn sách của cô ấy rất thú vị, của tôi thì chán).
Các chức năng của đại từ sở hữu có thể kể đến như: Đại từ sở hữu có thể làm chủ ngữ, hoặc tân ngữ trong câu, đôi khi nó cũng đứng sau giới từ (gọi là sở hữu kép).
Một số đại từ sở hữu thường thấy nhất đó là: mine; yours; his; hers; ours; yours; theirs. Ví dụ về cách sử dụng về đại từ sở hữu.
- They are not my gloves; I thought they were yours (Những chiếc găng tay này không phải của tôi; tôi đã nghĩ rằng chúng là của bạn).
Đại từ sở hữu trong câu là “yours”, yours = your + gloves (do cùng đối tượng đã được nhắc đến trong vế câu trước nên ta thay bằng một đại từ sở hữu mà người nghe vẫn hiểu bạn muốn nhắc đến điều gì). Đại từ sở hữu trong câu này làm tân ngữ.
3.5. Đại từ chỉ định (Demonstrative pronouns)
Đại từ chỉ định dùng để biểu thị cho người hay vật đã được nhắc đến ở trước đó. Những đại từ chỉ định được hiểu chính xác cần dựa vào cả ngữ cảnh của câu. Đại từ chỉ định có thể làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu.
Một số đại từ chỉ định thông dụng nhất: This, that, these, those
Cách sử dụng this, that, these, those:
- Chỉ những thứ gần, xa về thời gian, không gian, khái niệm: This: Người này, cái này; These: Những người này, những cái này; That: Người kia, cái kia; Those: Những người kia, những cái kia.
- This/these diễn đạt những gì sắp được nói tới. That/those diễn đạt những gì đã được nói trước đó.
- This, that, these, those được dùng với danh từ chỉ thời gian
Ex: I had to go to Ho Chi Minh city this morning (Tôi phải đi đến thành phố HCM sáng nay)
3.6. Đại từ quan hệ (Relative pronouns)
Đại từ quan hệ là những từ dùng để nối một mệnh đề quan hệ (relative clause) với mệnh đề độc lập (independent clause) trong câu. Hay có thể nói dùng để nối mệnh đề chính và mệnh đề phụ. Sau đại từ quan hệ, nội dung thường mang tính chất bổ sung thêm thông tin cho vế câu đề cập trước đó.
Các đại từ quan hệ thường sử dụng: What, which, who, whom, that.
Ex: The person who called me last night is my brother. (Người mà đã gọi điện cho tôi tối qua là anh trai tôi).
Do đại từ quan hệ là một phần của mệnh đề quan hệ nên bảng bao gồm cột phân chia hai loại mệnh đề: Mệnh đề quan hệ xác định (defining relative clauses) và mệnh đề quan hệ không xác định (non-defining relative clauses).
3.7. Đại từ phản thân (Reflexive pronouns)
Cách dụng đại từ phản thân khi trong câu có cả chủ ngữ và tân ngữ đề cập đến cùng một người hay vật. Đại từ phản thân cho thấy chủ ngữ vừa cho hành động, vừa nhận hành động.
Đại từ phản thân kết thúc bằng đuôi “self” cho số ít hoặc “selves” cho số nhiều.
Một số đại từ phản thân học sinh cần ghi nhớ: Myself, Yourself, Himself, Herself, Itself, Yourselves, Ourselves, Themselves.
Như vậy, ở bài viết trên đây, Pantado đã cung cấp cho các bậc phụ huynh về các đại từ trong tiếng Anh mà các bạn học sinh cần phải nắm được. Tổng hợp những kiến thức trên hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học thuận tiện hơn.
Việc trang bị những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mà điều mà các bậc phụ huynh nào cũng nên làm đối với con, điều này không chỉ giúp con có thêm những kỹ năng cần thiết mà còn giúp con tự bảo vệ bản thân, tránh được những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Một trong những kỹ năng sống mà ba mẹ nên trang bị cho con đó là kỹ năng sống cho trẻ phòng vệ bị bắt cóc. Vậy để trang bị đầy đủ những kỹ năng, các ứng xử tình huống này như thế nào giúp con tránh được nguy hiểm? Hãy cùng theo dõi nhưng chia sẻ mà Pantado cung cấp ngay trong bên dưới này nhé!
Dạy con không nói chuyện với người lạ mặt
Một trong những kỹ năng quan trọng mà ba mẹ cần dạy con đó chính là ghi nhớ rằng không nên nói chuyện với người lạ. Điều này đặc biệt cần ghi nhớ đối với trẻ từ 4 - 8 tuổi, ở giai đoạn này hầu hết các con hoàn toàn không nhận thức rõ được mối nguy hại từ xung quanh, chính bởi vậy nên ba mẹ hãy dạy trẻ không nói chuyện với người lạ là điều cha mẹ cần dạy con từ sớm. Khi thấy người lạ con chỉ cần trả lời một số câu cơ bản. Trường hợp nếu người khác cố tình bắt chuyện với con hãy chạy thật nhanh tới chỗ đông người hoặc tìm đến chỗ bảo vệ, công an, nhân viên bán hàng để được giúp đỡ, hỗ trợ.
Dạy con không nhận đồ của người không quen biết
Các con thường bị kích thích, dễ bị dụ dỗ bởi các món đồ chơi hay quà vặt, cũng vì điều này mà các đối tượng bắt cóc hay lợi dụng điểm yếu này của trẻ để dụ dỗ. Để bảo vệ an toàn cho con mà ba mẹ hãy trang bị kiến thức cho trẻ tuyệt đối không nhận bất cứ thứ gì từ người lạ, bởi chúng có thể gây nguy hiểm cho con. Với những bé nhỏ tuổi cha mẹ cần dạy bé nhiều lần và nhắc đi nhắc lại để con có thể ghi nhớ. Hãy dạy bé rằng chỉ nhận đồ của người khác khi có mặt của cha mẹ và được sự cho phép, không tự tiện nhận đồ lạ vì có thể bị tẩm thuốc gây mê.
Dạy con giữ khoảng cách khi nói chuyện với người lạ
Dạy con giữ khoảng cách khi nói chuyện với người lạ cũng là một điều mà ba mẹ nên trang bị cho con. Con không nên đứng quá gần vì chúng dễ dàng thực hiện hành vi xấu, khoảng cách quá gần và sức khỏe yếu sẽ không đủ chống trả và bỏ chạy. Khoảng cách tối thiểu là 3m để con có đủ thời gian để có thể bỏ chạy. Nếu người khác cố tình lại gần và tiếp cận con hãy bỏ chạy thật nhanh, hét to và chạy đến nơi đông người để tìm sự giúp đỡ.
Dạy con không tùy tiện đi theo người lạ dù bất cứ lý do nào
Dạy con cách xác nhận đây có phải là người đáng tin cậy hay không. Dù bất kỳ lý do nào con cũng tuyệt đối không đi theo người không quen biết. Nhiều đối tượng sẽ dụ dỗ các bé bằng cách rủ đi chơi, mua quà, hay đi tìm bố mẹ, hay nhờ các em giúp đỡ...Các bé còn quá nhỏ không đủ cảnh giác để nhận ra điều ấy, đây là một việc rất thuận lợi cho những kẻ bắt cóc. Hãy dạy trẻ cảnh giác và báo ngay cho người lớn để được giúp đỡ.
Dạy con tuyệt đối không cho người lạ vào nhà khi ở một mình
Cha mẹ cần dạy kỹ năng sống cho trẻ phòng bị bắt cóc bằng cách dạy trẻ không cho người lạ vào nhà. Trong trường hợp ba mẹ vắng nhà, cần dặn con thật kỹ để bảo đảm an toàn khi bé được ở nhà một mình. Tuyệt đối không mở cửa cho bất kỳ người lạ nào tránh trường hợp kẻ xấu xông vào nhà làm hại trẻ. Có thể dạy cho con cách tạo mật mã chỉ để cho người thân biết, khi đọc đúng mới được cho vào nhà.
Dạy con ghi nhớ thông tin địa chỉ nhà và số điện thoại người thân
Ghi nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại của người thân vô cùng quan trọng. Khi trẻ không may bị lạc đường có thể nhờ gọi cho người nhà đến đón bé bằng cách vào các cửa hàng tiện lợi, nhờ người lớn hay vào cơ quan công an, khu vực có đông người để liên lạc với người thân. Một số kẻ xấu sẽ lợi dụng việc trẻ đi lạc và nói sẽ dẫn trẻ đi tìm bố mẹ nhưng thực chất là bắt cóc. Việc bé ghi nhớ thông tin sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn, có thể chủ động mà không sợ người xấu làm hại.
Dạy con học cách xác định phương hướng
Ở trẻ nhỏ, con thường mau quên, do đó, ba mẹ có thể dẫn con đi qua các đoạn đường nhiều lần và nói cho trẻ biết hướng của các con đường sẽ dẫn tới đâu, trẻ ghi nhớ được sẽ hạn chế việc bị đi lạc. Dạy con cách xem bản đồ hay dùng la bàn để con có thể sử dụng trong các trường hợp đi du lịch hay đi chơi xa.
Dạy con hét lớn khi gặp nguy hiểm
Trong trường hợp nguy hiểm ba mẹ dạy con cần phải hét thật lớn gây sự chú ý của mọi người xung quanh và khiến kẻ xấu có ý đồ bắt cóc lo ngại. Nhiều trường hợp chúng đóng giả làm người nhà của các em và dựng hiện trường giả nhằm bắt cóc. Con có thể hét lớn để người khác có thể tới cứu, gọi luôn đặc điểm của người đang đứng ngay gần để họ không thể bỏ qua như “chú áo xanh hơi giúp cháu”, “bác đeo kính ơi”,...Chúng sẽ hoảng sợ mà bỏ chạy hoặc bị can thiệp bởi những người xung quanh mà không thực hiện được ý đồ xấu.
Trên đây là những kỹ năng mà Pantado muốn chia sẻ tới các bậc phụ huynh, hy vọng sẽ giúp cho ba mẹ có thêm những kiến thức kỹ năng sống để trang bị cho con giúp con phòng vệ trong tình huống nguy hiểm. Bằng những kỹ năng trên ba mẹ có thể áp dụng cho con.
Các cấu trúc câu, các thì trong tiếng Anh là một trong những nền tảng vô cùng quan trọng, là tiền đề để giúp học tập tiếng Anh một cách tốt hơn. Tuy những kiến thức nền tảng đó quan trọng là vậy thế nhưng khi học các bạn học sinh lại gặp không ít khó khăn trong quá trình ghi nhớ, dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt là các thì tương lai trong tiếng Anh. Vậy làm thế nào để giúp con tránh nhầm lẫn các thì tương lai trong tiếng Anh? Ở bài viết dưới đây sẽ cung cấp, chia sẻ những kiến thức bổ ích về chủ đề đó, hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây ba mẹ nhé!
1. Thì tương lai đơn (Future Simple)
Thì tương lai đơn được dùng khi không có kế hoạch hay quyết định làm gì trước khi chúng ta nói. Chúng ta ra quyết định tự phát tại thời điểm nói.
Công thức
Câu khẳng định: S + will + V
Ex: No worries, I will take care of the children for you. (Đừng lo, em sẽ chăm
sóc bọn trẻ giúp chị.)
Câu phủ định: S + will not + V
Ex: I won’t tell her the truth. (Tôi sẽ không nói với cô ấy sự thật.)
Câu nghi vấn: Will + S + V?
Ex: Will you come back? (Anh có quay lại không?).
Cách dùng
- Thì tương lai đơn dùng để diễn tả một quyết định hay một ý định nhất thời nảy ra ở thời điểm nói. Có từ tín hiệu chỉ thời gian trong tương lai.
Ex: I miss my grandmother so much. I will drop by her house after working tomorrow. (Tôi rất nhớ bà tôi vì thế sau giờ làm ngày mai tôi sẽ đi thăm bà.)
- Thì tương lai đơn dùng để diễn tả một dự đoán không có căn cứ
Ex: I think she won’t come and join our party. (Tôi nghĩ cố ấy sẽ không đến tham gia bữa tiệc của chúng ta đâu.)
- Thì tương lai đơn dùng để đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, lời mời
Ex: Will you go out for dinner with me? (Bạn có thể đi ăn tối với tôi được không?)
- Thì tương lai đơn dùng để diễn đạt lời hứa
Ex: I promise I will write to her every day. (Tôi hứa tôi sẽ viết thư cho cô ta mỗi ngày.)
- Thì tương lai đơn dùng để diễn đạt lời cảnh báo hoặc đe dọa
Ex: Stop talking, or the teacher will send you out. (Không nói chuyện nữa, nếu không giáo viên sẽ đuổi em ra khỏi lớp.)
- Thì tương lai đơn dùng để đề nghị giúp đỡ người khác.
Ex: Shall I carry the bags for you, Dad? (Để con mang những chiếc túi này giúp bố nhé.)
- Thì tương lai đơn dùng để đưa ra một vài gợi ý
Ex: Shall we play football? (Chúng ta chơi đá bóng nhé?)
- Thì tương lai đơn dùng để hỏi xin lời khuyên
Ex: We’re lost. What shall we do? (Chúng ta bị lạc rồi. Chúng ta phải làm gì bây giờ?)
- Thì tương lai đơn dùng trong câu điều kiện loại I, diễn tả 1 giả định có thể xảy ra trong hiện tại và tương lai
Ex: If she learns hard, she will pass the exam. (Nếu mà cô ấy học hành chăm chỉ thì cô ấy sẽ thi đỗ.)
Dấu hiệu nhận biết
- Các trạng từ chỉ thời gian: In + thời gian (trong bao lâu), tomorrow (ngày mai), next day/ next week/ next month/ next year (ngày tới, tuần tới, tháng tới, năm tới), soon (sớm thôi).
- Những động từ chỉ quan điểm: think/ believe/ suppose/ assume (nghĩ/ tin/ cho là), promise (hứa), hope (hy vọng), expect (mong đợi).
- Những trạng từ chỉ quan điểm: perhaps/ probably/ maybe (có lẽ), supposedly (cho là, giả sử)
2. Thì tương lai hoàn thành (Future Continuous)
Thì tương lai hoàn thành dùng để diễn tả một hành động, sự việc sẽ hoàn thành tới một thời điểm cụ thể trong tương lai.
Cấu trúc:
Câu khẳng định: S + will + have + VpII
Ex: I will have finished this book before 8 o’clock this evening. (Tôi đã hoàn thành xong cuốn sách này rồi trước 8 giờ tối nay.)
Câu phủ định: S + will not + have + VpII
Ex: I won’t have arrived home until after 9:30. (Tôi sẽ vẫn chưa về nhà cho tới 9:30)
Câu nghi vấn: Will + S + have + VpII +…?
Ex: Will you have graduated later this year? (Có phải bạn sẽ tốt nghiệp vào cuối năm nay?)
Yes, I will. (Vâng, tôi sẽ tốt nghiệp vào cuối năm nay.)
Cách dùng
- Diễn tả một hành động, sự việc sẽ được hoàn thành trước một thời điểm nhất định trong tương lai.
Ex: I will have completed my military service next year. (Tôi sẽ hoàn thành nghĩa vụ quân sự vào năm tới.)
- Diễn tả một hành động, sự việc sẽ được hoàn thành trước một hành động, sự việc khác trong tương lai.
Ex: I'll have finished my work report before my boss calls me. (Tôi sẽ hoàn thành báo cáo công việc của mình trước khi sếp gọi cho tôi.)
Dấu hiệu nhận biết
- by + thời gian tương lai (by 10am, by tomorrow, by next month,..)
- by the end of + thời gian trong tương lai (by the end of next week,..)
- by the time + mệnh đề chia ở thì hiện tại đơn (by the time I get up,…)
- before + sự việc/ thời điểm trong tương lai (before 2022,…)
- khoảng thời gian + from now (2 weeks from now,…)
- Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn (Future Perfect Continuous)
3. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động, sự việc sẽ xảy ra và xảy ra liên tục trước một thời điểm nào đó trong tương lai.
Cấu trúc:
Câu khẳng định: S + will + have + been + V-ing
Ex: I will have been learning English by 8 p.m tomorrow. (Tôi sẽ đang học tiếng Anh trước 8 giờ tối mai.)
Câu phủ định: S + will not + have + been + V-ing
Ex: They won’t have been living in Hanoi for 10 days by next week. (Họ sẽ không sống ở Hà Nội được 10 ngày tính đến tuần sau.)
Câu nghi vấn: Will + S (+ not) + have + been + V-ing +… ?
Ex: Will Mr. Smith have been teaching for 20 years when he retires? (Có phải ông Smith sẽ dạy học được 20 năm khi ông ấy về hưu không?)
Cách dùng
- Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh tính liên tục của một hành động so với một hành động khác trong tương lai.
Ex: My mom will have been doing housework for 2 hours by the time my dad comes home. (Mẹ tôi sẽ làm việc nhà trong 2 giờ trước khi bố tôi về nhà.)
- Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn tả một hành động, sự việc đang tiếp diễn kéo dài liên tục đến một thời điểm nhất định trong tương lai.
Ex: I will have been working at this company for 3 months until the end of this month. (Tôi sẽ làm việc tại công ty này trong 3 tháng tính đến cuối tháng này.)
Dấu hiệu nhận biết
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn có những dấu hiệu nhận biết thông qua những cụm từ sau:
- By then (Đến lúc đó)
- By the time (Vào lúc) + mệnh đề thì hiện tại đơn
- By the end of this... (Vào cuối... này)
Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về chủ đề các thì tương lai trong tiếng Anh, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình chinh phục tiếng Anh trọn vẹn.
Dầu tràm là một trong những dược liệu phổ biến nhất được ba mẹ sử dụng hầu hết ở trẻ nhỏ với những công dụng như: Trị muỗi đốt, chữa cảm lạnh hay hỗ trợ trị ho rất tiện ích. Thế nhưng bên cạnh những lợi ích như vậy nhưng khi sử dụng không đúng cách lại vô tình làm cho trẻ có nguy cơ bị bỏng dầu tràm. Vậy trong trường hợp trẻ bị bỏng dầu tràm, ba mẹ nên làm gì? Ba mẹ hãy cùng theo dõi những chia sẻ bên dưới đây để có thêm những kiến thức về chủ đề này ba mẹ nhé!
Một số nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng dầu tràm?
Hãy cùng tìm hiểu một số những nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng dầu tràm mà Pantado sẽ chia sẻ ngay cho ba mẹ. Một số trường hợp trẻ lại bị bỏng dầu tràm sau khi sử dụng, một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:
- Nguyên nhân đầu tiên có thể khiến cho trẻ bị bỏng khi sử dụng có thể là do tinh dầu tràm không phải loại nguyên chất, chúng có chất lượng kém, chứa các thành phần gây hại, không đảm bảo an toàn.
- Nguyên nhân tiếp tiếp có thể kể đến như ba mẹ lạm dụng tinh dầu tràm khi sử dụng. Có không ít mẹ lạm dụng việc bôi dầu tràm cho trẻ dẫn tới việc bé bị bỏng.
- Một nguyên nhân cũng có thể khiến cho trẻ bị bỏng khi sử dụng tinh dầu tràm là do việc sử dụng không đúng cách: Có nhiều phụ huynh nhằm chữa ho, đau họng cho con mà nhỏ trực tiếp dầu tràm và mũi hay cổ họng của trẻ, điều này vô tình làm bỏng lớp niêm mạc bên trong vòng họng gây ảnh hưởng tới trẻ.
Dấu hiệu khi trẻ bị bỏng dầu tràm
Trong quá trình sử dụng dầu tràm, nếu sử dụng sai cách hoặc sử dụng nhầm loại không nguyên chất rất dễ gây ra bỏng ở trẻ. Các cấp độ bỏng dầu tràm ở trẻ được chia ra như sau: Bỏng dầu tràm cấp độ nhẹ: Với trẻ bị bỏng dầu tràm cấp độ nhẹ, vùng da bị bỏng sẽ bị đỏ mẩn đỏ, có cảm giác đau rát, khó chịu. Bỏng dầu tràm cấp độ nặng: Vùng da bị rộp đỏ như rộp phần ngực, gan bàn tay chân phồng lên. Nếu cho trẻ súc miệng với tinh dầu tràm quá nhiều hoặc nhỏ trực tiếp vào cổ họng có thể dẫn tới loét họng, kích ứng. Thậm chí nhiều vùng da bị cháy đen lại.
Cách xử lý khi trẻ bị bỏng dầu tràm
Trong quá trình sử dụng dầu tràm cho con, khi phát hiện trẻ bị bỏng dầu tràm, nhiều cha mẹ có thói quen đem rửa dưới nước nhưng đây là cách làm sai vì dầu tràm hoàn toàn không tan trong nước. Một vài cách để xử lý tình trạng này đó là giảm nồng độ tinh dầu tràm bằng cách bôi dầu dừa hoặc dầu ô liu lên vết bỏng để làm dịu cảm giác bỏng rát. Đó chính là cách xử lý khi trẻ bị bỏng dầu tràm cực kỳ hiệu quả. Ba mẹ có thể tham khảo, lưu ý và có thể áp dụng.
Trong trường hợp nếu trẻ bị bỏng dầu tràm ở cấp độ nặng hãy ngâm vết bỏng vào nước ấm để dịu bớt cảm giác bỏng rát sau đó dùng băng che lại rồi mang trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được chữa trị.
Một số lưu ý khi sử dụng dầu tràm cho trẻ tránh bị bỏng
Không thể phủ nhận những lợi ích, những công dụng mà tinh dầu tràm mang lại rất tiện lợi trong quá trình sử dụng cho trẻ. Bên cạnh đó ba mẹ cũng nên tham khảo thông tin và lưu ý trong quá trình sử dụng cho con để tránh bị những điều không tốt xảy ra đối với con ví dụ như dị ứng hay tiêu biểu là bị bỏng so sử dụng dầu tràm .Ba mẹ cần nắm rõ một số thông tin dưới đây để đảm bảo an toàn cho bé tránh nguy cơ bị bỏng dầu tràm: Không nên lạm dụng sử dụng tinh dầu tràm quá nhiều, chỉ dùng với liều lượng vừa phải, khi sử dụng dầu tràm ba mẹ nên kết hợp tinh dầu tràm với một số loại dầu dẫn như dầu dừa, dầu olive để làm giảm nồng độ của tinh dầu tràm. Trước khi sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ nên thử trước ở một vùng da nhỏ, nếu không thấy bị bị kích ứng thì mới dùng trên diện rộng. Tuyệt đối không sử dụng tinh dầu tràm cho các vùng da nhạy cảm như miệng, mắt. Chọn mua tinh dầu tràm nguyên chất, không pha tạp của các thương hiệu uy tín và có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn. Với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuyệt đối không bôi trực tiếp lên da của trẻ. Cho dầu lên tay người lớn xoa trước sau đó mới bôi đều lên da bé để tránh kích ứng.
Như vậy Pantado đã cung cấp cho các bậc phụ huynh về những kiến thức về những cách xử lý khi trẻ bị bỏng dầu tràm, hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con. Những kiến thức mà Pantado đã được đúc kết lại thông qua việc tìm hiểu và tham khảo những ý kiến từ chuyên gia cũng sẽ là tiền đề giúp các bậc phụ huynh nhận thêm được nhiểu bài học thú vị, mang đến thật nhiều giá trị đến bậc phụ huynh và các con.
Không phải đứa trẻ nào học tiếng Anh mà lại cảm thấy hứng thú trong quá trình học, có rất nhiều đứa trẻ khi nhắc đến tiếng Anh là cảm thấy khó chịu,tỏ vẻ không thích học tiếng Anh. Vậy nguyên nhân do đâu mà trẻ lại không thích học tiếng Anh? Có phải là do tiếng Anh quá nhàm chán, không thu hút được sự hứng thú trong quá trình học? Để giải đáp những băn khoăn đó, hãy cùng Pantado đi tìm hiểu nguyên nhân do đâu mà trẻ không thích học ngoại ngữ để từ đó đưa ra sự lựa chọn, định hướng phù hợp đối với con.
Tại sao trẻ lại không thích học tiếng Anh?
Đó là một trong những vấn đề khiến cho các bậc phụ huynh luôn phải băn khoăn, trăn trở trong quá trình cho con tiếp cận với tiếng Anh. Vậy tại sao tất cả trẻ em không học tiếng Anh mà chỉ có một số trẻ yêu thích điều này? Tuy rằng, mỗi đứa trẻ đều có sự tò mò bẩm sinh và có khả năng ngôn ngữ, vậy những đứa trẻ không thích học tiếng Anh có phải là do môi trường hay do giáo viên dạy trẻ hay không? Hãy cùng làm sáng tỏ ở những chia sẻ bên dưới này nhé!
Việc dạy cho trẻ một ngôn ngữ thứ hai, chắc chắn một điều giáo viên phải thành thạo về ngôn ngữ này. Thế nhưng liệu giáo viên có tự tin vào những gì họ đang dạy và trẻ có cảm thấy thích thú trong việc học? Phương pháp giảng dạy là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ trong mỗi đứa trẻ, để trẻ thực sự hiểu các khái niệm thay vì chỉ học vẹt. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ mới này mà đặc biệt là tính thực hành vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hằng ngày mới là quan trọng hơn cả.
Ở trẻ nhỏ, chúng thường rất sáng tạo và chúng thích tự mình vận dụng những điều đã học vào thực tế và tư duy của trẻ đôi khi mang lại những đóng góp tích cực trong nền giáo dục chung. Đặc biệt, những đứa trẻ có “tư duy tăng tiến” tin rằng mình có thể thực hiện được mọi việc. Những đứa bé này có nhiều khả năng thành công hơn so với những trẻ có “tư duy cố định” luôn tin rằng khả năng của mình sẽ không thể đi xa hơn nữa.
Bên cạnh đó, sự phát triển của những tư duy này xảy ra theo thời gian và xuất phát từ kinh nghiệm. Nếu trẻ thường xuyên đối mặt với những vấn đề mà trẻ có thể giải quyết, nhưng giáo viên hoặc phụ huynh lại không muốn trẻ thực hiện điều này, trẻ sẽ cho rằng mình không có khả năng trong lĩnh vực đó. Khi điều này áp dụng cho các bài tập tiếng Anh hoặc toán học, các em bắt đầu tin rằng đây không phải là môn học dành cho mình. Và đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không thích học ngoại ngữ hay khám phá những điều mới mẻ.
Để trẻ hứng thú với tiếng Anh trong quá trình học
Để giúp trẻ hứng thú với tiếng Anh trong quá trình học, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều như: Trong quá trình con học tiếng Anh hay bất kể một ngôn ngữ nào đi chăng nữa ba mẹ đừng cố gắng biến thật nhiều cuộc trò chuyện thành tiếng Anh, kể cả khi chúng tự tin với năng lực tiếng Anh của mình. Thay bằng việc làm đó, ba mẹ hãy để mọi câu chuyện diễn ra tự nhiên và linh hoạt, nhớ rằng điều thực sự quan trọng là trẻ cần có những cảm xúc tích cực về ngôn ngữ tiếng Anh.
Ngoài ra, những lúc trẻ không thấy hứng thú nói chuyện bằng tiếng Anh hãy dùng tiếng mẹ đẻ để có thể hiểu con hơn, và để con không thấy mất thoải mái vì bị bắt phải giao tiếp bằng tiếng Anh.
Một trong điều tiếp mà ba mẹ nên chú ý đó là đừng để trẻ cảm nhận thấy sự nóng lòng, chạy đua trong mong muốn con giỏi tiếng Anh của bố mẹ. Hãy để trẻ thấy học giỏi tiếng Anh là học được bao nhiêu bài bát hay, thưởng thức được bao nhiêu sách, truyện thú vị, học hỏi thêm biết bao nhiêu kiến thức hay, kết nối được với những con người hiểu biết.
Ngoài ra ba mẹ có thể tham khảo trung tâm tiếng Anh giúp con hứng thú hơn
Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu u, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp.
Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học.
Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!
Trên đây là tất cả những gì mà Pantado muốn chia sẻ tới các bậc phụ huynh về chủ đề vì sao trẻ lại không thích học ngoại ngữ. Hy vọng rằng thông qua bài chia sẻ đó giúp cho ba mẹ có thêm thông tin để định hướng cho con trong quá trình học tiếng Anh của mình một cách hiệu quả nhất.
Sự phát triển hoàn thiện của trẻ nhỏ phụ thuộc vào rất nhiều phương pháp giáo, nuôi dạy con của các bậc phụ huynh, không chỉ vậy hình ảnh của cha mẹ, người thân trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách của một đứa trẻ tự lập. Vậy tại sao ba mẹ lại là hình mẫu cho con tự lập? Để giải quyết câu hỏi này, ba mẹ hãy cùng Pantado đi tìm hiểu một số hình mẫu cho con tự lập ngay từ nhỏ ba mẹ nhé!
1. Tại sao cha mẹ là tấm gương cho con rèn luyện tính tự lập?
Tự lập là đức tính quan trọng giúp trẻ chủ động, tích cực, phát triển tư duy, ngôn ngữ cũng như có khả năng thích ứng và hòa nhập tốt hơn. Trong giai đoạn từ độ tuổi 1-2, biểu hiện tính tự lập của con đã rõ ràng hơn. Lúc này con đã có thói quen bắt chước nhiều thói quen từ ba mẹ, không phân biệt tốt xấu.
Một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả nhất để giúp trẻ hình thành nhân cách tốt, trong đó có tính tự lập là quan trọng nhất. Ba mẹ chính là tấm gương tốt để trẻ học tập và làm theo. Hơn ai hết, ba mẹ là người tiếp xúc với con hàng ngày chính vì vậy tất cả những hành động từ cử chỉ, lời nói con sẽ quan sát, bắt chước học hỏi rất nhanh và từng bước đi sâu vào tiềm thức, hành động.
2. Rèn luyện tính tự lập cho con thông qua các hoạt động hằng ngày
Sự giáo dục của các bậc phụ huynh ảnh hưởng rất nhiều đến tính tự lập cho con. Điều này không thể hình thành trong ngày một ngày hai mà phải qua nhiều thời gian. Ba mẹ có thể bắt đầu ngay từ những hành động nhỏ mỗi ngày dưới đây:
2.1. Hãy thiết lập các thói quen cho trẻ
Việc thiết lập các thói quen sẽ giúp con rèn luyện tính tự lập vô cùng tốt. Bằng cách làm này, ba mẹ hãy tạo lập và duy trì các thói quen đều đặn vào buổi sáng và buổi tối hay những thời gian rảnh trong ngày cho phép con hình thành thói quen ổn định, điều này sẽ giúp con thực hiện mọi việc nhanh chóng, góp phần tích cực vào hình thành tính tự lập.
Một số thói quen ba mẹ thực hiện mỗi ngày có thể làm gương cho con đó là: Đặt báo thức và thức dậy đúng giờ, tập thể dục đều đặn mỗi ngày vào buổi sáng hay chiều, đọc sách cùng con, luôn cố gắng và nỗ lực trong công việc, quan tâm đến những người thân khác trong gia đình.
2.2. Hãy cho con tập làm việc nhà
Tưởng chừng như đơn giản nhưng cho con tập làm việc nhà cũng là một cách rèn luyện tính tự lập cho con vô cùng hiệu quả. Hành động dọn dẹp nhà cửa và hướng dẫn con làm việc cũng là một cách làm tốt để giúp con hình thành tính tự lập. Tùy thuộc vào khả năng cũng như sự tập trung của con mà chúng có thể đảm đương các công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi, từ những việc nhỏ như thu dọn đồ chơi, bàn học đến việc quét nhà, quét sân.
Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể giúp lau bàn và dọn dẹp phòng vì vậy ba mẹ đừng ngần ngại mà hãy hướng dẫn con thực hiện những công việc này nhé. Những công việc nhà thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của trẻ, giúp con tự tin hơn khi thấy rằng công việc mình làm cũng có thể giúp đỡ gia đình.
2.3. Thể hiện trách nhiệm của bản thân trước một việc nào đó
Dám làm và chịu trách nhiệm với những việc mình làm, không dựa dẫm vào người khác là phẩm chất cần có ở một người biết sống tự lập. Cha mẹ là hình mẫu lý tưởng cho con tự lập tốt nhất khi bản thân mình làm được điều đó.
2.4. Sắp xếp và biết ưu tiên những mục tiêu quan trọng
Chúng ta không thể ôm đồm làm hết tất cả mọi việc cùng một lúc mà phải sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên việc quan trọng và việc ít quan trọng hơn để thực hiện. Khi nhìn thấy ba mẹ sắp xếp công việc khoa học con cũng sẽ hình thành tính cách tự lập, tự chủ với những kế hoạch của bản thân trong tương lai.
2.5. Quan tâm, chăm sóc mọi người
Thể hiện trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, xã hội cũng là những việc làm hàng ngày ba mẹ có thể làm gương cho trẻ, giúp con trưởng thành và cảm thấy bản thân mình có trách nhiệm hơn.
3. Để dạy con tự lập thì cần những gì?
Sự đồng hành và quan tâm cùng với những phương pháp nuôi dạy con phù hợp là chìa khóa giúp trẻ hình thành tính tự lập ngay từ nhỏ. Dưới đây là một vài nguyên tắc được nhiều ba mẹ đúc kết để bạn tham khảo:
3.1. Khen ngợi và cảm ơn trẻ đúng lúc
Điều này giúp trẻ có động lực và tinh thần để phát huy việc làm tốt những lần tiếp theo. Thay vì dùng vật chất để khen thưởng, ba mẹ hãy dùng những lời khen ngợi tinh thần của con và những lợi ích mà việc đó đem lại.
3.2. Chấp nhận sự bừa bộn
Trẻ năng động và thích tò mò khám phá mọi thứ xung quanh nên thay vì kiểm soát quá mức ba mẹ hãy để con vui chơi thoải mái. Trong quá trình vui chơi, việc để đồ chơi vương vãi khắp nơi là điều khó tránh. Thay vì quát mắng con, ba mẹ hãy dạy con tự sắp xếp lại đồ cẩn thận sau khi chơi. Tập trung vào định hướng tư duy và hành vi thay vì trừng phạt sai lầm: Trách móc không giúp con trưởng thành hơn. Một trong những phương pháp nuôi dạy con được nhiều ba mẹ ủng hộ là tập trung định hướng tư duy hành vi thay vì quở trách những việc con đã làm.
3.3. Kiên nhẫn với trẻ
Nhận thức của mỗi trẻ là khác nhau và bạn cũng không thể bắt một đứa trẻ 2 tuổi biết tự lập như trẻ 5-6 tuổi được. Đặt kỳ vọng đúng với lứa tuổi của trẻ và có phương pháp đồng hành đúng đắn sẽ giúp mỗi ba mẹ định hình tính tự lập tốt hơn cho con.
Trên đây là tất cả những gì mà Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về kiến thức giúp con rèn luyện tính tự lập, qua đó, ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng trong quá trình nuôi dạy con thành tài.
Chứng chỉ Cambridge hiện nay trở nên rất phổ biến trên các quốc gia. Ở Việt Nam, các bậc phụ huynh có xu hướng cho con tiếp cận với tiếng Anh Cambridge để học tập và ôn luyện phục vụ cho việc thi lấy chứng chỉ ngay từ những năm đầu học tiểu học. Tuy vậy, không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ về các thông tin chứng chỉ và lợi ích khi đạt được chứng chỉ, câu hỏi đặt ra rằng chứng chỉ tiếng Anh Cambridge có thực sự quan trọng đối với trẻ? Để giải đáp những nỗi băn khoăn đó, bài viết dưới đây Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh về chủ đề này, ba mẹ cùng theo dõi nhé!
Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge có lợi ra sao đối với trẻ?
Là một chứng chỉ tiếng Anh dành cho trẻ em được phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới, không thể phủ nhận rằng những lợi ích của chứng chỉ tiếng Anh Cambridge mang lại. Để hiểu rõ hơn về lợi ích chứng chỉ tiếng Anh Cambridge, ba mẹ có thể tham khảo những chia sẻ chi tiết bên dưới đây với những lợi ích như:
Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge giúp con có nền tảng tiếng Anh vững chắc
Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge cấp bởi hội đồng khảo thí tiếng Anh trường Đại học Cambridge, vương quốc Anh đánh giá. Chứng chỉ bao gồm những cấp độ Starters, Movers, Flyers, KET và PET dành cho học sinh tiền Tiểu học, Tiểu học và học sinh trung học cơ sở. Chứng chỉ sẽ là điều kiện bắt buộc và cần thiết để trẻ có cơ hội chuyển tiếp lên những chương trình học tiếng Anh nâng cao hơn. Thực hiện được mục tiêu đỗ vào trường chuyên, trường quốc tế hay là song ngữ chất lượng cao tuy vào những mục tiêu mà học sinh đề ra.
Không chỉ vậy, việc học và thi chứng chỉ Cambridge cũng sẽ giúp trẻ có nền tảng tiếng Anh tốt hơn. Đồng thời có thể dễ tiếp cận được những loại chứng chỉ khác như là TOEIC, IELTS, TOEFL.
Chứng chỉ Cambridge giúp đánh giá trình độ tiếng Anh
Đa phần các bài dự thi chứng chỉ tiếng Anh Cambridge bao gồm đầy đủ 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Thông qua việc thi lấy chứng chỉ giúp các bậc phụ huynh đánh giá chính xác trình độ tiếng Anh cũng như sự tiến bộ của con. Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge cho trẻ nâng cao kỹ năng một cách hệ thống. Thông qua kết quả cuộc thi, bố mẹ đánh giá khách quan năng lực sử dụng tiếng Anh. Dễ dàng đưa ra định hướng học tập, rèn luyện tiếng Anh phù hợp.
Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge giúp con tự tin giao tiếp tiếng Anh
Bằng việc học tập, ôn luyện để thi chứng chỉ tiếng Anh Cambridge, giúp con hình thành nên tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh với các tình huống đơn giản hằng ngày. Nếu trẻ đã thi và đạt được chứng chỉ Starters trẻ có thể đọc, viết các từ vựng và câu đơn giản. Sử dụng tiếng Anh trong các giao tiếp cơ bản. Sở hữu chứng chỉ Movers, trẻ có thể đàm thoại với nhau về những đề tài gần gũi liên quan đến sinh hoạt hàng ngày. Đọc các truyện đơn giản và viết câu đơn hoàn chỉnh.
Tiếp theo đó là chứng chỉ Flyers, nếu con đã đạt được chứng chỉ ở cấp độ này, con có thể dễ dàng giao tiếp tiếng Anh trong những tình huống thông dụng. Viết được những đoạn văn ngắn, đọc mẩu truyện dài và có thể đoán nghĩa từ vựng qua ngữ cảnh. Đây cũng là sự tiếp cận cần thiết và rất quan trọng giúp trẻ xây dựng nền tảng Anh văn chuẩn từ đầu và chuẩn bị cho chặng đường học tập cao hơn sau này.
Giúp con làm quen với kỳ thi chuẩn Quốc Tế
Những kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh Cambridge English được thiết kế và phát triển theo cấp độ giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết theo hình thức vô cùng thú vị và sáng tạo. Hơn nữa, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Cambridge có giá trị sử dụng vĩnh viễn. Theo những thống kê chung của đơn vị tổ chức khảo thí, mỗi năm, khoảng 5 triệu người -130 quốc gia tham gia những kỳ thi. Và các chứng chỉ này được công nhận tại 20.000 trường Đại học, Chính phủ và Công ty toàn cầu. Một khi con sở hữu chứng chỉ Cambridge, con đã có 1 chiếc “chìa khóa” để mở rộng cánh cửa hội nhập với toàn cầu.
Các kỳ thi dành cho nhiều trình độ và mục đích khác nhau
Tất cả các kỳ thi chứng chỉ Cambridge English đều phù hợp với Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR). Một tiêu chuẩn quốc tế thường dùng để đánh giá khả năng ngôn ngữ.
Chứng chỉ Cambridge giúp con có thêm động lực học ngoại ngữ
Khoảng thời gian ôn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi Cambridge sẽ là một quá trình tạo động lực học tập. Cũng như khuyến khích tinh thần rèn luyện tiếng Anh của trẻ. Các con sẽ cảm thấy vui vẻ, phấn khích hơn khi việc học của mình có mục tiêu, định hướng cụ thể. Chính vì những lý do như vậy mà ba mẹ nên cho trẻ học và thi chứng chỉ Cambridge từ tiền Tiểu học. Giúp hành trình phát triển tương lai của con trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Cho con học tập và ôn thi chứng chỉ tiếng Anh Cambridge ở đâu thì hiệu quả?
Trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu u, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp.
Tại Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học.
Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!
Để giúp cho con học toán tiểu học một cách hiệu quả ba mẹ có thể tham khảo những mẹo mà Pantado sắp chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây, bằng những kinh nghiệm đã được đúc kết lại, Pantado hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho con trong quá trình học toán.
Các mẹo giúp con học toán chương trình tiểu học hiệu quả?
Không giống với các môn học khác, toán học được xem như là một môn học không mấy dễ dàng đối với các bạn học sinh, đặc biệt là ở độ tuổi tiểu học. Để học tốt môn toán tiểu học đòi hỏi các bạn học sinh phải có kỹ năng tư duy để giải quyết bài toán, rèn luyện thường xuyên.
Xem trước bài học để rút ngắn thời gian để hiểu bài trên lớp
Thói quen làm bài tập, ôn lại bài cũ trước khi giờ học bắt đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh. Chính bởi vậy nên ba mẹ hãy tạo thói quen cho bé trước khi lên lớp là hãy dành ra khoảng 15 - 30 phút để đọc trước các nội dung, kiến thức của bài học hôm nay hoặc là hôm sau. Bên cạnh đó, khuyến khích bé cố gắng hiểu những gì có thể trong khả năng của mình, còn các nội dung không hiểu thì có thể lên lớp rồi thầy cô sẽ giải đáp giúp. Điều này sẽ giúp cho bé dễ tiếp thu kiến thức khi đến lớp một cách rất hiệu quả.
Rèn luyện cho con không mất tập trung khi nghe giảng
Để hiểu chương trình kiến thức của toán lớp 5 thật chắc, thì các bé cần phải thật chú ý và lắng nghe các bài giảng do thầy cô lên lớp. Nếu như đã lắng nghe nhưng vẫn còn nhiều vấn đề thắc mắc thì hãy khuyến khích các bé đặt các câu hỏi để thầy cô có thể giải đáp cho trẻ.
Giúp con học cách ghi chép nhanh các ý chính
Những thói quen ghi chép những thứ cần nhớ vào trong vở, đó có thể là một lưu ý, một quy tắc hay là một công thức. Việc ghi chép này sẽ giúp cho trẻ nhớ lâu hơn so với cách chỉ ngồi lắng nghe không, vì khi viết ra chính là đang ôn lại, ghi nhớ lại kiến thức đó một lần nữa.
Luyện tập các dạng bài liên tục
Luyện tập các dạng bài liên tục chính là công cụ để kiểm tra và đánh giá khả năng học của bé. Hãy cho bé vận dụng hết những kiến thức đang có và làm các bài tập trong và ngoài sách giáo khoa nhé. Ba mẹ cũng có thể cho trẻ làm các bài tập dễ trước, khi nắm vững kiến thức cơ bản rồi thì chuyển sang bài tập khó hơn và cho đến nâng cao. Việc làm bài tập và vận dụng những kiến thức sẽ giúp cho bé hiểu bài hơn. Vì thế, để học tốt môn toán lớp tiểu học các bậc phụ huynh nên cho bé làm những dạng bài tập thật nhiều và liên tục là được.
Những lưu ý dành cho bố mẹ
Để có thể giúp quá trình học toán của bé đạt được kết quả tốt. Ngoài bản thân bé tự nỗ lực ra, thì những bậc phụ huynh cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây khi hướng dẫn cho bé học.
Tạo cho con tâm lý thoải mái, tuyệt đối không gây áp lực lên con
Bí quyết quan trọng nhất để bé học tốt môn toán cũng như các môn học khác chính là bạn không nên áp đặt, kỳ vọng quá nhiều lên con. Và bắt con phải đạt thành tích cao tuy điều này vượt quá năng lực của bé.
Những lời so sánh, than thở sức học của bé với những bạn bè đồng trang lứa sẽ khiến cho trẻ bị ức chế về tâm lý, sợ hãi và cảm thấy bản thân mình thật kém cỏi. Điều này sẽ dẫn đến việc bé chán nản môn toán và cảm thấy đi học như là một gánh nặng, từ đó ảnh hưởng trầm trọng đến kết quả học tập của bé sau này. Thay vào đó, bạn nên dành nhiều lời khuyến khích, động viên cho bé hơn. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và phấn khích trong công việc, đặc biệt là việc học.
Đồng hành cùng con chơi thể thao
Việc cùng bé tập thể thao sẽ giúp tăng cường thể chất cho trẻ. Khi bé sở hữu một sức khỏe tốt thì đầu óc mới có thể minh mẫn để tiếp thu và học tập một cách hiệu quả. Có rất nhiều bé thiếu ngủ, thiếu ăn cho nên thể trạng rất yếu. Điều này làm giảm khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức trong bé. Vì thế các bậc phụ huynh cần lưu ý và hãy bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, sao cho tình trạng sức khỏe của bé luôn ở trong trạng thái tốt nhất.
Thay đổi thường xuyên góc học tập, và phương pháp học cho trẻ
Nếu như bạn chỉ hướng dẫn cho bé làm các bài tập trong sách giáo khoa, hay tài liệu từ thầy cô giáo thì sẽ dễ khiến cho con cảm thấy nhàm chán hay khó khăn trong việc giải quyết vấn đề. Chính bởi vậy nên để tăng thêm sự phấn khích cho bé khi học môn toán, các bạn hãy kết hợp kiến thức toán học cùng những bài tập minh họa thực tiễn, hay những liên tưởng thú vị và gần gũi với bé. Có như thế thì bé mới vừa dễ dàng giải quyết bài tập vừa nâng cao khả năng tưởng tượng trong bé.
Trên đây là những gì mà Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về những mẹo giúp con học toán tiểu học một cách hiệu quả. Ba mẹ có thể áp dụng cho con một trong những mẹo bên đó mà Pantado đã chia sẻ, biết đâu những mẹo đó lại phù hợp đối với con, giúp con phát triển và học giỏi môn toán hơn.